Viêm màng não mô cầulà khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn não mô cầu có thế gây viêm não hoặc viêm màng não hoặc cả hai. Vậy cần tiêm phòng viêm màng não A C khi nào và đối tượng nào thì không nên tiêm phòng viêm màng não mô cầu? Để trả lời những câu hỏi này Lily & WeCare sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin về tiêm viêm màng não mô cầu A C.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?
Như tên gọi, bệnh này do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn não mô cầu có thế gây viêm não hoặc viêm màng não hoặc cả hai. Do vậy cho nên bệnh có tên gọi khác là viêm não do não mô cầu.
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, diễn biến nhanh trong vòng 24 giờ với các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn ói, chóng mặt, hôn mê. Hai bệnh cảnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng huyết với các dấu hiệu:
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C
- Đau đầu dữ dội (trẻ quấy khóc rất nhiều).
- Nôn và buồn nôn (trẻ kém ăn, bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi, lừ đừ)
- Cổ cứng là dấu hiệu trưng cho tình trạng viêm màng não (do bác sĩ khám và xác định). Trẻ dưới 1 tuổi có thể thấy thóp phồng lên bất thường.
Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
Biểu hiện của bệnh não mô cầu là sốt cao 39-40 độ C, ớn lạnh, rét run, đau đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt đau nhiều ở sống lưng và hai chân..
Khoảng 75% trường hợp bệnh nhân có xuất hiện nốt tử ban trong vòng một hai ngày sau sốt (nốt tử ban là nốt có màu đỏ hoặc tím thẫm, và kích thước của nó có thể 1-2 mm đến vài cm, có khi hoại tử vùng trung tâm. Nốt tử ban có thể ở khắp người nhưng tập trung chủ yếu ở nách, hông, quanh các khớp như khuỷu, gối, cổ chân. Đôi khi nốt tử ban có dạng bóng nước hoặc lan rộng ra)
Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não mô cầu tuy nhiên người dưới 30 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến của bệnh rất nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị tích cực. Trong khi đó, bệnh lây qua đường hô hấp nên khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh là rất lớn, đồng thời bệnh có nguy cơ phát triển thành ổ dịch nếu không có biện pháp khống chế kịp thời. Vì thế, cách tốt nhất giúp phòng bệnh vẫn là tiêm ngừa vắc xin viêm não mô cầu.
Vaccine viêm màng não mô cầu A C
Vaccine chủng ngừa não mô cầu chứa các kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu lên đến 90%.
- Không nên tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Nếu trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm Meningococcus A+C thì có thể tiêm ngừa nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Chống chỉ định
Vaccine này giúp cơ thể chống lại nguy cơ nhiễm Meningococcus A và C nhưng không có tác dụng đối với Meningococcus B cũng như đối với các vi khuẩn gây viêm màng não tụ mủ khác (Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae...).
- Bảo quản
Ở nhiệt độ +2°C đến +8°C trong tủ lạnh, tránh ánh sáng, không được làm đông đặc lại.
- Ghi chú
Bột pha tiêm: hộp 1 lọ bột đông khô chứa 1 liều vaccine + ống tiêm chứa 0,5 ml dung môi.
Miễn dịch xuất hiện 2 tuần sau khi tiêm và kéo dài khoảng 3 năm.
Tiêm bắp hay tiêm dưới da.
Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi đều tiêm một liều như nhau.
Loại vaccine này được trình bày dưới dạng bột và khi hòa tan trong dung môi sẽ trở thành một dung dịch không màu trong suốt hoặc hơi trắng đục.
Khi tiêm xong trong vòng 24 giờ sau, có thể sốt nhẹ và hơi đỏ ở chỗ chích.
Trẻ bị viêm màng não mô cầu. (Ảnh minh họa)
Khi tiêm phòng vaccine viêm màng não mô cầu A C cần chú ý
Khi tiêm phòng sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể này sẽ giảm vào năm thứ 3, do vậy sau 3 năm kể từ mũi tiêm đầu nên tiêm nhắc mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài.
Các đối tượng cần tiêm là trẻ từ 2-5 tuổi, thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, và những đối tượng có nguy cơ khác như các cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc bệnh truyền nhiễm, những người làm việc ở nơi tập trung đông người tại các vùng có dịch, các vùng thường xảy dịch...
Theo WHO, tiêm chủng được đề nghị là bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm màng não. Duy trì thói quen lành mạnh, như việc nghỉ ngơi nhiều và không tiếp xúc gần với người bị bệnh, cũng có thể giúp bạn phòng tránh được viêm não mô cầu.
Có loại vắc xin giúp cung cấp sự bảo vệ, chống lại tất cả ba nhóm huyết thanh (B, C, và Y) của vi khuẩn Neisseria meningitidis thường thấy ở Hoa Kỳ.
Giống như với bất kỳ các vắc xin nào khác, vắc xinviêm màng não mô cầu không có hiệu quả 100%. Có nghĩa rằng ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng, vẫn còn là một cơ hội bạn có thể phát triển một bệnh viêm não mô cầu nhóm nào đó.
Cho nên, việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm màng não não mô cầu để sớm có biện pháp kiểm tra, chăm sóc y tế là vô cùng quan trọng.
Địa chỉ tiêm phòng Vaccine viêm màng não mô cầu
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến cao nhất khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh chuyên khoa Truyền nhiễm và Nhiệt đới. Bệnh viện có 280 giường bệnh, hiện có 7 phòng chức năng, 5 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng, 1 trung tâm đào tạo - chỉ đạo tuyến.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương luôn là nơi điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới có chất lượng hàng đầu và được sự tin cậy của người bệnh. Bệnh viện có phòng cách ly áp lực âm thuộc loại hiện đại trên thế giới, vừa qua nhiều bệnh nhân cúm rất nặng được cứu sống tại đây.
Hiện tại bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông tin cho nhiều hoạt động như khám, kê đơn thuốc, chỉ định xét nghiệm, lưu trữ bệnh án, viện phí... Có hệ thống wifi internet miễn phí phủ sóng toàn bộ bệnh viện. Có hệ thống hội thảo trực tuyến, kết nối Bệnh viện với các bệnh viện lớn trong nước và một số nước trên thế giới.
Bệnh viện luôn là đơn vị đi đầu và làm nòng cốt khi có dịch bệnh nguy hiểm và các dịch bệnh mới xuất hiện. Những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế Bệnh viện nhanh chóng dập tắt các dịch nguy hiểm như SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm A H1N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm,liên cầu lợn, dịch sởi, sốt phát ban, ... Ngoài việc tổ chức, chỉ đạo chống dịch Bệnh viện tham gia cùng Bộ Y tế xây dựng các phác đồ chẩn đoán, điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Bệnh viện hợp tác nhiều nước trên thế giới như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc,... nhằm chia sẻ thông tin, xây dựng mạng lưới cảnh báo dịch bệnh, tạo thêm nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của bệnh viện và trình độ cán bộ viên chức thông qua dự án hợp tác, viện trợ, hỗ trợ học tập tại nước ngoài v.v...
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có giá: 200.000 đồng.
Điện thoại 02462782033
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn về công tác Y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở định hướng chiến lược của bộ Y tế, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, sở Y tế và tình hình thực tế tại thành phố Hà Nội.
Đối tượng hoạt động là sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu hoạt động là giảm tỷ lệ mắc, chết do các dịch, bệnh, truyền nhiễm, không truyền nhiễm với toàn bộ người dân, giảm thiểu tác hại kinh tế, sức khoẻ, thời gian do dịch bệnh gây ra, thông qua các hoạt động dự phòng tích cực, chủ động là chủ yếu.
Giá tiêm phòng viêm màng não mô cầu tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội:
- Vaccine viêm Não mô cầu MENINGO A+C: 170.000 đồng
- Vaccine viêm Não mô cầu MENINGO B+C: 190.000 đồng
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243 834 3537
Trung tâm y tế dự phòng Huyện Nhà Bè
Trung tâm y tế dự phòng Huyện Nhà Bè thành lập: theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nhà Bè trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè. Triển khai đi vào hoạt động từ tháng 7/2007. Cơ cấu tổ chức: gồm có 03 Phòng, 08 Khoa, 06 Trạm Y tế xã, 01 Trạm Y tế Thị Trấn. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên có 113 người. Về trình độ đội ngũ cán bộ có 25 người có bằng đại học, 66 người có bằng trung học, 13 người có bằng sơ học và 9 cán bộ khác. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm là: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng; Phòng, chống HIV/AIDS; Phòng, chống bệnh xã hội; An toàn vệ sinh thực phẩm; Sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp; Sức khỏe môi trường; Tai nạn thương tích; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Truyền thông Giáo dục sức khỏe; Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học.
Địa chỉ: Số 1, 18, KDC Cotec, Duong Nguyen Anh Thu, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 777 0068
Trung tâm Y tế dự phòng Quận 9
Trung tâm Y tế Dự phòng quận 9 triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống dịch, bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;
Trung tâm trực tiếp quản lý, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách và khám chữa bệnh thông thường đối với các trạm y tế phường, các cơ sở y tế trên địa bàn; Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế thuộc đơn vị mình và nhân viên y tế phường; Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan;
Trung tâm quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công; Thực hiện quản lý cán bộ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận 9 giao.
Địa chỉ: 48 Tăng Nhơn Phú, Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3736 0527
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em có nguy hiểm không?
Mối lo nhiễm khuẩn huyết sau sinh của các mẹ bầu
Mẹ bầu nên làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B khi nào?
Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ
Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?
Xem thêm:
- Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu
- Tại sao viêm màng não mô cầu gây tử vong?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!