Tìm hiểu chi tiết về thuốc sổ mũi clorpheniramin

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thuốc sổ mũi clorpheniramin (hay còn gọi là thuốc kháng histamin) với thành phần clorpheniramin meleat là loại thuốc chuyên đặc trị viêm mũi dị ứng và các bệnh lý khác về mũi do dị ứng gây ra. Trong bài viết sau đây Lily & WeCare chia sẻ đến các bạn chi tiết vê thuốc sổ mũi clorpheniramin gồm trường hợp dùng chỉ định, trường hợp chống chỉ định, cách và liều lượng dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc.

Thuốc sổ mũi clorpheniramin (hay còn gọi là thuốc kháng histamin) với thành phần clorpheniramin meleat là loại thuốc chuyên đặc trị viêm mũi dị ứng và các bệnh lý khác về mũi do dị ứng gây ra. Trong bài viết sau đây Lily & WeCare chia sẻ đến các bạn chi tiết vê thuốc sổ mũi clorpheniramin gồm trường hợp dùng chỉ định, trường hợp chống chỉ định, cách và liều lượng dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc.

Tác dụng của thuốc sổ mũi clorpheniramin

Cơ chế hoạt động của clorpheniramin sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ đi vào trong huyết tương cơ thể của bệnh nhân và dần đạt lên nồng độ đỉnh cần thiết (thông thường trong vòng khoảng 3 đến 6 giờ sau khi uống). Lúc này thuốc bắt đầu phát huy công dụng bằng cách các chất trong thuốc tuần hoàn liên kết với hàm lượng protein huyết tương. Điều này gây nên sự đối kháng cạnh tranh với histamin (tại thụ thể h1) theo cơ chế thuận nghịch hoặc ức chế chuyển hóa Phenytoin. Những tác dụng chính của clorpheniramin là chuyên điều trị các chứng bệnh về mũi và các chứng bệnh liên quan đến mũi do nhiều loại bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể dùng để điều trị:

- Viêm mũi dị ứng (theo mùa và quanh năm)

- Sổ mũi gây nghẹt mũi

- Sổ mũi gây chảy nước mũi khan hoặc nước mũi đặc

- Viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng

- Viêm mũi vận mạch (nguyên nhân do histamin gây ra)

- Viêm mũi dị ứng gây ngứa do côn trùng đốt, bệnh sởi, bệnh thủy đậu hoặc do thức ăn, viêm da tiếp xúc

- Phản ứng huyết thanh

Tìm hiểu chi tiết về thuốc sổ mũi clorpheniramin

Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc sổ mũi clorpheniramin

Trong một số trường hợp nhất định, các bệnh nhân dưới đây cần tuyệt đối không được sử dụng clorpheniramin để tránh gây ra những tác dụng phụ từ nhẹ đến nguy hiểm không mong muốn. Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc clorpheniramin gồm:

Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thành phần thuốc clorpheniramin meleat hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc monoamin oxidase (IMAO) trong vòng khoảng nửa tháng hoặc hơn.

- Phụ nữ cho con bú

- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sức khỏe yếu

- Người cao tuổi sức khỏe yếu (sử dụng liều lượng vừa phải và thận trọng đối với người cao tuổi)

- Bệnh nhân mắc chứng bệnh hen suyễn hoặc lên cơn hen cấp

- Bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến bàng quang, dạ dày (loét dạ dày, tắc cổ bàng quang)

- Bệnh nhân mắc chứng bệnh phì đại tuyến tiền liệt

- Bệnh nhân mắc chứng bí tiểu tiện

- Người có tiền sử bệnh phổi hoặc yếu về đường hô hấp

- Bệnh nhân mắc chứng tăng nhãn áp glocom

- Người đang hoạt động điều khiển phương tiện giao thông hoặc vận hành máy móc phức tạp

Cách và liều lượng sử dụng thuốc sổ mũi clorpheniramin

Tùy thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau mà cách thức và liều lượng sử dụng thuốc sổ mũi clorpheniramin ít hoặc nhiều khác nhau. Cụ thể thuốc chia làm 03 nhóm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em 6 – 12 tuổi, trẻ em trên 12 tuổi và người lớn, người già.

- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi (trên 2 tuổi) tuổi sử dụng 1mg/1 lần, 6mg/ngày (cách 4 – 6 tiếng sử dụng lại)

- Đối với trẻ em 6 – 12 tuổi sử dụng 2mg/ 1 lần, 12mg/ngày

- Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn sử dụng 4mg/ lần, 24mg/ ngày

- Đối với người cao tuổi sử dụng 4mg/lần, 8mg/ngày

- Đối với bệnh nhân mắc dị ứng cấp sử dụng 12mg/ ngày và chia ra uống 1 - 2 lần hoặc 2 – 3 lần tùy tình trạng

- Đối với bệnh nhân mắc phản ứng dị ứng (truyền máu hoặc huyết tương) sử dụng 10 -20 mg/ ngày

- Đối với bệnh nhân mắc phản ứng dị không biến chứng tùy theo trường hợp nặng nhẹ sử dụng 5 – 20mg/ ngày kết hợp với thuốc tiêm

Tìm hiểu chi tiết về thuốc sổ mũi clorpheniramin

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc sổ mũi clorpheniramin

Đối với một số trường hợp khi xảy ra sự tương tác thuốc trong phạm vi nhất định sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt với những trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều hoặc trong các trường hợp bệnh nhân chống chỉ định thuốc sử dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng như sau:

- Tác dụng phụ nhẹ thường gặp: muốn ngủ kèm cảm giác khô miệng

- Choáng váng, chóng mặt hoặc buồn nôn

- Biểu hiện ảnh hưởng đến tâm thần như gây co giật, kích thích nghịch hệ thần kinh (ức chế hệ thần kinh trung ương), an thần hoặc loạn tâm thần

- Ảnh hưởng đến tim mạch gây tăng nhịp, trụy tim mạch hoặc loạn nhịp tim

- Ảnh hưởng đến hô hấp gây khó thở hoặc suy hô hấp

- Ức chế độc tính ở phụ nữ mang thai chu kỳ cuối (khoảng 3 tháng cuối) gây nên một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như sinh non hoặc trẻ sinh ra bị loạn sản xương hông bẩm sinh.

- Ức chế độc tính clorpheniramin ức chế tuyến sữa gây tắc hoặc giảm lượng sữa tiết ra

- Khi sử dụng thuốc sổ mũi clorpheniramin bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu kỹ về các thông tin trên đây để mang lại hiệu quả và an toàn. Lưu ý nên uống thuốc khi no hoặc trước khi đi ngủ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm:

  • Cách dùng thuốc clorpheniramin 4mg
  • Clorpheniramin có dùng cho phụ nữ cho con bú không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!