Ngày 19/4, một cơ sở bơm tạp chất vào lợn đã bị Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bắt quả tang khi đang hoạt động. Trong lò mổ, gần 150 con lợn bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước đợi chuyển đi. Nếu hoạt động trót lọt, chúng sẽ được đưa đến lò mổ ở TP.HCM để tiêu thụ.
Các chuyên gia cho biết, ăn phải thịt lợn, trâu bò còn dư thuốc ngủ, nước bẩn gây tác động xấu đến sức khoẻ con người. Trong đó, có thể gây mục xương, rối loạn thần kinh.
Cách tiêm thuốc, bơm nước cho gia súc
Đây là cách thức được các cơ sở 'chui' lựa chọn để tăng lợi nhuận. Gia súc được thu mua từ các hộ gia đình, có cả những con bị bệnh, thậm chí đã chết. Nước sẽ được bơm vào miệng con vật cho căng tròn, nước được bơm nhiều lần để tăng khối lượng tối đa. Các cơ sở bơm nước chủ yếu dùng nước từ sông, hồ nên không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Thuốc ngủ dùng để tiêm cho lợn trước khi thịt
Để dễ dàng trong việc giết thịt, người ta sẽ tiêm thuốc ngủ cho con vật. Việc này cũng làm tăng màu sắc cho thịt. Thuốc được tiêm nhiều lần để con vật luôn li bì. Sau đó, chúng sẽ được đưa đi mổ thịt ở một cơ sở khác và tiêu thụ.
Thuốc an thần Prozil thường được dùng trong sự việc này. Đây là thuốc dành riêng cho động vật, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Trọng lượng một con lợn được bơm nước có thể tăng từ 5-8kg. Một cơ sở có thể bơm nước cho 100-200 con một ngày.
Đầu năm 2015, 'công nghệ' bơm tạp chất thẳng vào diều gà, vịt được lật tẩy ở các chợ TP HCM và các tỉnh lân cận như Long An. Gia cầm qua tay lái buôn tới tiểu thương bán lẻ ngoài chợ cũng được 'độn' nước 2 lần. Chúng bị vạch mỏ, nhét một ống sâu rồi bơm thẳng nước vào diều. Chưa đầy 10 phút, hàng trăm con được 'vỗ béo'. Vì diều đầy nước di chuyển xa sẽ dễ bị chết, cho nên người mua buôn mua xong thì lại nặn hết nước ra, về tới nơi lại bơm vào sau. Người mua buôn còn phải chấp nhận mánh khóe thì làm gì có chuyện người tiêu dùng được mua vịt, gà 'nguyên chất'.
Bơm nước vào trâu bò trước khi giết mổ
Ngày 18/4, một lò giết mổ lợn ở Biên Hòa, Đồng Nai bị phát hiện đang tiêm thuốc ngủ cho hàng trăm con lợn. Chủ lò mổ cho biết làm vậy để lợn ngủ li bì, dễ dàng tiêm thuốc và ít bị hao cân do không vận động. Số lợn này sau khi nằm ngủ 'ngoan ngoãn' sẽ được vận chuyển vào các thành phố lớn. Nếu sử dụng thịt của những con lợn bị tiêm thuốc ngủ chưa phân hủy hết, người dùng rất có thể bị trầm cảm, mệt mỏi, suy hô hấp và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai.
Các loài thủy cầm như tôm cũng không thoát được cảnh được 'đội' trọng lượng. Đầu tháng 4 vừa qua, một cơ sở kinh doanh hải sản bất ngờ bị kiểm tra và bị phát hiện đang dùng xi lanh bơm thạch agar vào tôm. Những con tôm đông lạnh chết, màu nhợt nhạt được bơm thạch vào thì cứng cáp, tươi ngon, căng mọng và nặng hơn. Người tiêu dùng khó có thể phân biệt đâu là con còn tươi, đâu là con được bơm tạp chất.
Hàng loạt sự việc bơm tạp chất vào động vật
Vụ việc bơm nước vào lợn ở Đồng Nai không phải là đầu tiên và duy nhất. Trước đó, hành vi của một số cơ sở ở nhiều vùng khác cũng bị phát giác. Ngoài lợn, nhiều động vật khác cũng được các cơ sở sử dụng mánh khoé tiêm tạp chất.
Năm 2014, nhiều cơ sở bị bắt quả tang trong lúc bơm nước vào bò, trâu. Vụ việc xuất hiện ở nhiều tỉnh như Quảng Nam, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Long An,… Con vật bị cột chặt rồi bơm nước cho đầy bụng. Cân nặng của chúng thêm gần chục ký, bụng căng tròn không thể đi lại. Các loại gia súc không chỉ bị tiêm nước một lần ở chỗ thương lái mà còn thêm một lần nữa ở lò mổ.
Gà, vịt cũng được bơm để tăng trọng lượng
Những con vật nhỏ hơn như gà, tôm, vịt, cũng trở thành đối tượng của trò bơm tạp chất. Tại Hà Nội, một cơ sở đã bị bắt vì tàng trữ trái phép và bơm tạp chất cho gà. Hoá chất được bơm vào lườn, đùi gà để tăng trọng lượng, trông gà bắt mắt hơn. Nguy hiểm hơn, các con vật này thường không rõ nguồn gốc, có thể mang theo dịch bệnh.
Tác hại của thịt bơm tạp chất
Động vật tiêm tạp chất mang thêm lợi nhuận cho những cơ sở làm ăn bất chính nhưng vô cùng nguy hiểm cho người dùng. Theo các chuyên gia, người ăn phải thịt bơm tạp chất có thể gây hại cho sức khoẻ.
Lượng nước bẩn được bơm vào sẽ tăng lượng vi khuẩn, kim loại nặng và hoá chất trong thịt. Những miếng thịt này có chất lượng kém, nhanh hư, hỏng, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của món ăn. Nếu nước có nhiễm hoá chất, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể người ăn, lâu dần sinh bệnh tật như suy thận, viêm gan, ung thư.
Tôm cũng không tránh được 'số phận' chung
Đáng lo ngại hơn cả là việc gia súc bị tiêm thuốc ngủ. Thuốc được dùng tuỳ tiện, không kiểm soát nên việc quá liều dễ xảy ra. Thịt bị tiêm thuốc rồi đưa đi tiêu thụ ngay nên khả năng tồn đọng thuốc khá cao, người ăn phải sẽ nhiễm độc. Các chuyên gia chống độc cho biết, người thường xuyên ăn thịt gia súc có thuốc an thần sẽ dẫn đến các bệnh về thận và thần kinh. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhanh và nặng hơn.
Để giảm thiểu những nguy hại từ thịt gia súc bơm tạp chất, mọi người nên kiểm tra kĩ thịt trước khi mua. Không nên mua những miếng thịt có mùi lạ, chảy nhiều nước. Kết hợp phong phú nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
>> Xem thêm:
Lợn chết vẫn được 'trọng dụng'
TPHCM: Xử lý 2 cơ sở giết mổ trái phép
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Nguyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!