Nhiều bạn do quá gầy muốn tăng cân nên đã cố gắng ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng và ăn nhiều mỡ, thậm chí ăn đêm nhưng vẫn gầy. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp sai lầm. Cùng đi tìm hiểu lý do ăn mãi không béo qua 10 chỉ số trong gói xét nghiệm dành riêng cho người gầy.
10 chỉ số trong gói xét nghiệm dành riêng cho người gầy
1. Xét nghiệm Sắt
Sẽ phát hiện tăng sắt do tan máu và thiếu máu Biermer; hội chứng nhiễm sắt, xơ gan, viêm gan cấp tính, bệnh Hodgkin. Và giảm khi: thiếu máu nhược sắcvà thiếu sắt khi bị mất máu, ung thư đường tiêu hóa cắt dạ dày, bệnh nhiễm khuẩn,
2. Xét nghiệm Calci
Sử dụng trong việc chẩn đoán, theo dõi những trường hợp bệnh lý của xương, dây thần kinh, tim mách, thận, tuyến giáp. Calci tăng ở trong trường hợp ung thư xương và đau tủy xương, bệnh Addsion, hội chứng Burnett, cường cận giáp, dùng nhiều Vitamin D, nhiễm độc giáp . Và giảm ở bệnh còi xương, viêm thận, nhuyễn xương, hội chứng thận hư, nhược cận giáp và thiếu Vitamin D.
3. Xét nghiệm vi nấm soi tươi
Soi tìm nấm ở trong tiêu bản.
4. Xét nghiệm Protein toàn phần
Protein tăng ở trong một số trường hợp như mất nước, một số bệnh ác tính, u hạch, đau tủy xương và sốt kéo dài. Và giảm ở trong trường hợp: mất Protein gặp ở thiểu dưỡng, bệnh thận, đặc biệt là thận hư nhiễm mỡ, hấp thu không đủ, xơ gan, nhiễm độc giáp, đái tháo đường nặng, tăng nhu cầu protein khi có thai và cho con bú.
5. Xét nghiệm Albumin máu
Là protein huyết thanh do gan sản xuất ra. Để đánh giá sự tổng hợp Albumin máu từ gan. Albumin máu tăng ở các trường hợp: mất nước, nôn nhiều và tiêu chảy nặng. Albumin máu giảm trong các trường hợp: hội chứng thận hư, bỏng, viêm thận mạn các bệnh gan nặng, dinh dưỡng kém, phụ nữ có thai và người già.
6. Xét nghiệm Cholesterol toàn phần
Đánh giá về rối loạn chuyển hóa lipid. Lượng Cholesterol toàn phần sẽ tăng trong rối loạn chuyển hóa lipid, hội chứng, tiểu đường, thận hư, bệnh tim mạch. Và giảm khi suy dinh dưỡng, ung thư giai đoạn cuối, nhiễm ure huyết, nhiễm trùng huyết, bệnh Basedow, cường giáp, thiếu máu và suy gan.
7. Xét nghiệm trứng giun và sán soi tươi (phân)
Tìm trứng giun và sán ở trong phân, nguyên nhan khiến cơ thể suy nhược.
8. Xét nghiệm HDL Cholesterol
HDL – Cholesterol toàn phần, có công dụng vận chuyển Cholesterol toàn phần từ tổ chức vào gan để có thể chuyển hóa làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Khi nồng độ HDL – Cholesterol bị giảm sẽ làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch.
9. Xét nghiệm LDL Cholesterol
LDL – Cholesterol toàn phần, khi LDL tăng sẽ gây ứ đọng Cholesterol toàn phần ở thành mạch gây vữa xơ động mạch. LDL – Cholesterol thường hay tăng cao ddooid với các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, thận hư, tiểu đường, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp và nhồi máu não.
10. Xét nghiệm Triglycerid
Đánh giá về rối loạn lipd máu. Triglycerid tăng ở hội chứng tăng lipid máu nguyên phát và thứ phát, các bệnh lý về dự trữ glycogen, viêm tụy, hội chứng thận hư, bệnh tim mạch. Và giảm ở bệnh xơ gan, một số bệnh lý mạn tính, suy kiệt và cường tuyến giáp.
Lý do ăn mãi không béo thông qua 10 chỉ số xét nghiệm trên.
1. Do ăn uống không hợp lý
Nhiều người cho rằng mỗi bữa ăn đến 4 bát cơm nhưng cơ thể vẫn gầy, một số khác thì nghĩ ăn nhiều thịt sẽ tăng lượng đạm bồi đắp cho cơ bắp hay ăn nhiều chất béo sẽ giúp cơ thể phát triển hơn. Tùy vào mức năng lượng tiêu hao nhất định mà cơ thể sẽ hấp thụ một lượng tinh bột hoặc chất đạm nhất định. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều đạm và chất béo sẽ dẫn đến việc thừa chất, gây ra bệnh béo phì và gút, còn tinh bột chỉ đủ để đáp ứng các hoạt động tối thiểu của cơ thể. Thường cơ thể cũng chỉ có thể hấp thụ một cách tốt nhất khi đã được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, để có thể tăng cân một cách lành mạnh, nên bổ sung một cách đầy đủ, hợp lý lượng tinh bột, chất béo, đạm kết hợp với các vitamin và các khoáng chất cho cơ thể.
2. Do khả năng hấp thụ kém
Mỗi cơ thể đều có khả năng hấp thụ khác nhau. Cho nên, có những người ăn rất nhiều nhưng không thể béo, lại có những người mặc dù ăn ít nhưng cơ thể vẫn tăng cân liên tục. Khả năng hấp thụ thường biểu hiện qua các tính chất của phân và số lần đi ngoài. Những người mà khả năng hấp thụ thức ăn kém thường đi ngoài ra phân sống, tiêu chảy, táo bón và đi nhiều lần trong một ngày. Còn những người mắc những bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày và đại tràng cũng làm giảm đi khả năng hấp thụ của cơ thể. Điều này có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh men tiêu hóa.
3. Do chuyển hóa năng lượng cơ bản cao
Nếu như bạn đã ăn uống một cách hợp lý và hệ tiêu hóa cũng không bị rối loạn thì lý do chính là sự chuyển hóa năng lượng cơ bản. Về khoa học, mức độ của chuyển hóa năng lượng cơ bản là số năng lượng bị tiêu hao được sử dụng cho các hoạt động tối thiểu của cơ thể như phổi thở, tim đập. Mức độ chuyển hóa này đối với mỗi người đều không giống nhau, người mà có mức độ chuyển hóa cao thường có biểu hiện như năng động, khó ngồi yên một chỗ, hoạt bát và thường say mê các môn thể thao. Chính vì sự tiêu tốn quá nhiều năng lượng vào chuyển hóa cơ bản nên những người này thường rất gầy và khi sờ vào da thì nóng hơn so với người béo và những người có mức chuyển hóa thấp.
Nên tăng cân bằng cách nào?
Đầu tiên, bạn phải xác định rõ lý do làm cho bạn không thể tăng cân. Nếu là do ăn uống hay gặp vấn đề hấp thụ thì bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và men tiêu hóa. Còn nếu nguyên nhân do mức chuyển hóa năng lượng cao thì bạn cần phải tăng cường nhiều hơn nữa các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đó, hãy xác định bạn muốn tăng bao nhiêu cân, trong thời gian bao lâu.
1. Không nên bỏ bữa sáng
Thói quen bỏ bữa sáng là điều không hề tốt cho cơ thể. Nếu như bạn bỏ bữa sáng thì điều này tức là từ 7h tối hôm trước cho đến 11h trưa hôm sau, bạn không hề được bổ sung năng lượng cho cơ thể. Thêm vào đó, bạn còn có thể mắc bệnh đau dạ dày do ở trong một thời gian dài dạ dày không có gì để có thể co bóp.
2. Nên ăn nhiều bữa một ngày
Mọi người thường rất cố gắng ăn nhiều trong một bữa, tuy nhiên dạ dày không thể nào tiêu hóa hoàn toàn một lượng lớn thức ăn ở trong cùng một lúc. Việc ăn dàn trải thành nhiều bữa sẽ giúp cho dạ dày tiêu hóa hiệu quả hơn, đồng thời còn có thể tránh được hiện tượng khó chịu hay buồn ngủ sau khi ăn vì bạn phải ăn quá no.
3. Do ăn đa dạng
Các loại thực phẩm bạn thường ăn có thể đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên việc thay đổi khẩu vị sẽ làm cho bạn cảm thấy không bị nhàm chán và ăn rất ngon miệng, giúp cho men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn.
4. Tập thể thao
Đây là điều kiện không thể thiếu nếu như bạn muốn tăng cân. Tập thể thao không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và còn có thể ép cơ thể phải hấp thụ nhiều hơn vì bị tiêu hao năng lượng thông qua quá trình tập luyện. Hơn nữa, nếu tập thể thao thường xuyên cũng sẽ giúp bạn có được một cơ thể cân đối trong khi vẫn tăng cân.
Thay vì tự bản thân tìm ra các cách tăng cân cho mình, cũng có thể dẫn đến những phương pháp sai lầm và hậu khôn lường, vì vậy, hãy tìm đến các bác sĩ để có thể tìm hiểu lý do ăn mãi không béo qua 10 chỉ số trong gói xét nghiệm riêng cho người gầy và những lời khuyên chuẩn xác.
Xét nghiệm dành cho người gầy tại Xander
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, để biết được nguyên nhân ăn mãi không béo bạn cần tiến hành gói xét nghiệm dành cho người gầy từ đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình.
Đối tượng nên đăng ký gói xét nghiệm
Dành cho những người gầy, ăn nhiều mà không tăng cân, kém phát triển về thể trạng để tìm hiểu nguyên nhân.
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Những điều bạn phải nắm rõ về bệnh ung thư vòm họng
Cách nhận biết sớm ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn đầu
Những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng bạn cần biết
Tiêm phòng viêm gan B có tác dụng bao lâu?
Viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Giá gói xét nghiệm dành cho người gầy do Xander đề xuất: 943,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm dành cho người gầy được cập nhât ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Tại sao người gầy teo tóp cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ
- Bật mí công thức tính lượng calo để tăng cân giành cho người gầy
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!