Tìm hiểu về những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Rối loạn đường tiết niệu là một hội chứng lâm sàng của hệ tiết niệu do rối loạn vận động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo. Khi xuất hiện một số triệu chứng rối loạn đường tiết niệu như đái buốt, đái rắt, đái nhiều, đái không tự chủ... thì mọi người nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh đường tiết niệu.

Rối loạn đường tiết niệu là một hội chứng lâm sàng của hệ tiết niệu do rối loạn vận động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo. Khi xuất hiện một số triệu chứng rối loạn đường tiết niệu như đái buốt, đái rắt, đái nhiều, đái không tự chủ... thì mọi người nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh đường tiết niệu.

Điều cần biết về hội chứng rối loạn đường tiết niệu

Bài tiết nước tiểu là hiện tượng sinh lý cơ bản và rất quan trọng giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã. Bình thường, nước tiểu được đưa từ thận xuống bàng quang và tích trữ tới khoảng 300 ml thì sẽ đạt ngưỡng kích thích. Lúc này, cơ thành bàng quang co thắt, cơ thắt cổ bàng quang mở ra và hoạt động tiểu tiện được thực hiện.

Về cơ bản thì nam giới mắc viêm đường tiết niệu nhiều hơn nữ giới. Một số nguyên nhân cơ bản là vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, quan hệ tình dục với bạn tình mắc bệnh đường tình dục...

Biểu hiện và các triệu chứng rối loạn đường tiết niệu

- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.

- Có sự bất thường về màu sắc nước tiểu.

- Đau bụng dưới, đau lưng, bụng dưới nóng rát...

- Khi bệnh có biến chứng tới thận gây viêm thận thì sẽ có những dấu hiệu như ớn lạnh, đau lưng, sốt vặt, buồn nôn và nôn.

- Tiểu khó, tiểu rắt và bụng có cảm giác ậm ạch.

Tìm hiểu về những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu

Định nghĩa và nguyên nhân một số triệu chứng rối loạn đường tiết niệu

Dưới đây là một số triệu chứng rối loạn đường tiết niệu mà bạn nên biết để phòng tránh và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Đái buốt, đái dắt

Định nghĩa

Đái buốt là hiện tượng có cảm giác đau buốt trước, trong hoặc sau khi đi tiểu. Cơn đau gây ra cảm giác nóng rát tăng dần lên.

Nguyên nhân gây bệnh

Chủ yếu là do bàng quang bị kích thích bởi yếu tố viêm đường tiết niệu, hoặc do yếu tố ngoại lai, hoặc do ngưỡng kích thích hạ thấp, hoặc do một số bệnh gây nên như viêm bàng quang cấp tính, sỏi bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm quanh hậu môn, viêm bộ phận sinh dục nữ (như tử cung), u bàng quang, u tiền liệt tuyến...

Tiểu tiện nhiều lần

Định nghĩa

Bệnh nhân luôn có cảm giác muốn đi tiểu và thường đi nhiều lần trong ngày (có thể 20-30 lần). Tuy nhiên, lượng nước tiểu ra rất ít.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

- Do bàng quang bị giảm dung tích chứa hoặc giảm ngưỡng kích thích phản xạ tiểu. Hiện tượng này thường gặp do các bệnh như lao bàng quang mãn tính gây xơ và teo bàng quang, u ung thư bàng quang gây chiếm chỗ thể tích chứa của bàng quang...

- Do rối loạn thần kinh chi phối chức năng bàng quang. Điều này làm ngưỡng kích thích co bóp bàng quang và cơ chế mở cổ bàng quang sớm hơn bình thường. Hiện tượng thường gặp ở người bị chấn thương thận hoặc bị bệnh tủy sống.

Tiểu tiện không tự chủ

Định nghĩa

Là trạng thái người bệnh không chủ động điều khiển được các lần tiểu tiện trong ngày. Nước tiểu tự rỉ ra thường xuyên hoặc từng lúc, có nhận biết hoặc không nhận biết được.

Nguyên nhân gây bệnh

Việc tiểu tiện không tự chủ có thể là do tổn thương ở vỏ não, cổ thành bàng quang mất tính đàn hồi, cổ thành bàng quang và cơ thắt bàng quang niệu đạo bị suy yếu, mất cân bằng giữa khả năng chứa của bàng quang và hệ thống cơ thắt cổ bàng quang, dị dạng đường tiết niệu...

Tiểu tiện với lượng nước tiểu nhiều

Trong kiểm chứng lâm sàng, nếu bệnh nhân thường xuyên có hiện tượng tiểu tiện trên 2 lít/ngày thì được gọi là hội chứng tiểu tiện liều lượng nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh

- Do uống quá nhiều nước hoặc truyền dịch quá nhiều.

- Do viêm thận kẽ, viêm thận, viêm bể thận... gây tổn thương ống thận, ảnh hưởng tới chức năng ống thận.

- Do mắc bệnh đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt

Tìm hiểu về những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu

Phương pháp phòng bệnh rối loạn đường tiết niệu hiệu quả

Để đề phòng các triệu chứng rối loạn đường tiết niệu có thể xảy ra một cách hiệu quả, bạn cần chú ý những biện pháp dưới đây:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là khu vực bộ phận sinh dục để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm

- Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ 3 phút. Khi quan hệ tình dục thì nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh lây lan các bệnh về đường tình dục.

- Uống nhiều nước mỗi ngày để loại thải các vi khuẩn ra khỏi cơ thể

- Không nên nhịn tiểu. Khi nhịn tiểu, nước tiểu bị ứ đọng lại sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

- Không sử dụng các loại đồ lót quá chật gây không thoát mồ hôi, không sử dụng các dụng cụ thụt rửa âm đạo (đối với nữ giới).

Việc nhận biết một số triệu chứng rối loạn đường tiết niệu sẽ giúp bạn có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Địa chỉ chữa rối loạn đường tiết niệu uy tín

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội

Địa chỉ trung tâm: 38 Cảm Hội – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại: 024 2020 2020

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội là đơn vị cấp thành phố, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Được thành lập từ năm 1992, đến nay với hơn 20 năm hình thành và phát triển, cùng đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, y đức và có trình độ chuyên môn cao, trung tâm là địa chỉ tin cậy trong công tác khám, điều trị các bệnh phụ khoa, cũng như vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ. Đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm gồm một số bác sĩ nổi tiếng như: Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Đình Cầu, Bác sĩ Đào Thế Tân, Bác sĩ Phạm Văn Lai, Bác sĩ Trần Thúy Vân, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hiền, Bác sĩ Hà Thị Bích Vân....

Trung tâm đươc trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại nhất trên thế giới hiện nay như: máy xét nghiệm nước tiểu, máy xét nghiệm miễn dịch dàn Elisa, máy xét nghiệm huyết học tự động 24 thông số, máy sinh hóa tự động, máy siêu âm 4D...

Tìm hiểu về những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Địa chỉ bệnh viện: 43 Tràng Thi – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại (024) 825 9281

Bệnh viện được thành lập ngày 19/7/1955 và hiện là bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng như công tác kế hoạch hóa gia đình. Bệnh viện Phụ sản trung ương hiện có hơn 1000 giường bệnh nội trú, 8 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng, 7 trung tâm và 9 khoa cận lâm sàng. Công tác tại bệnh viện đều là những bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước. Bệnh viện cũng được trang bị các thiết bị y tế, công nghệ kỹ thuật hiện đại trên thế giới.

Sau hơn 60 năm thành lập và phát triển, bệnh viện Phụ sản trung ương đã được trao tặng các danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động (2010), Huân chương Độc lập hạng Ba (2008), Huân chương Lao động hạng Nhất (2002 và 1985), Huận chương Lao động hạng Hai (1982) và Huân chương Lao động hạng Ba (1976).

Xem thêm:

  • Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
  • Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em và một số cơ sở khám uy tín

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!