Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thông thường các chấn thương bong gân, trật khớp thời tuổi trẻ sẽ nhanh chóng lành và không để lại di chứng. Đa số chúng ta quên đi ngày xưa mình đã bao nhiêu lần bị chấn thương. Tuy nhiên, có một tổn thương nếu không để ý sẽ để lại biến chứng đó là trật khớp vai.

Thông thường các chấn thương bong gân, trật khớp thời tuổi trẻ sẽ nhanh chóng lành và không để lại di chứng. Đa số chúng ta quên đi ngày xưa mình đã bao nhiêu lần bị chấn thương. Tuy nhiên, có một tổn thương nếu không để ý sẽ để lại biến chứng đó là trật khớp vai.

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

1. Trật khớp vai là gì?

Khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất của cơ thể khi có thể xoay 360 độ, là khớp khởi phát cho toàn bộ các hoạt động của chi trên, đảm bảo sự khéo léo, linh hoạt trong các cử động, cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng... Mặc dù có hệ thống bao khớp, dây chằng lỏng lẻo nhưng khớp vai có hệ thống gân cơ gia cố nên khớp vai có sức mạnh để thực hiện các động tác trong sinh hoạt hằng ngày.

Trật khớp vai là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo các vấn đề dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay. Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trong cơ thể, thường xảy ra khi ngã chống tay, đập vai, chấn thương trực tiếp vào vùng vai, hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày hoặc chơi thể thao làm lỏng lẻo dây chằng bao khớp.

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

2. 90% trật khớp vai tái hồi sau lần bị đầu tiên và hệ quả

Sau lần trật đầu tiên, khớp vai có khả năng trật lại nhiều lần khác dẫn đến tình trạng trật khớp vai tái hồi. Có đến 90% trật khớp vaitái hồi nhiều lần sau lần bị đầu tiên, thường xảy ra ở người trẻ (tuổi từ 18 - 25 tuổi) do nhu cầu hoạt động vai nhiều. Khi bị trật khớp vai nhiều lần, sẽ có thể gây rách rộng thêm các cấu trúc sụn viền và dây chằng bao khớp, lâu ngày làm khuyết xương, gãy mảnh xương, rách gân cơ chóp xoáy dẫn đến khớp vai lỏng lẻo, mất chức năng và yếu lực nên sức vận động sẽ kém, đau vai và khó khăn trong các hoạt động đặc biệt là tư thế giơ tay cao quá đầu.

Trật khớp vai tái hồi không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, sức lao động và khả năng chơi thể thao của người bệnh mà còn gây thoái hóa khớp vai và giảm chức năng vai về sau. Ngoài ra, trật khớp vai tái hồi còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý vì bệnh nhân thường lo sợ vai dễ dàng bị trật khớp nhiều lần khác khiến họ ngại vận động, lo lắng về cảm giác đau.

3. Điều trị trật khớp vai như thế nào?

Nếu mổ sớm đối với những khớp vai mới trật (từ 1 đến 3 lần) thì kỹ thuật sẽ đơn giản và sự trở lại của bệnh nhân sau mổ sẽ rất tốt, nếu đểtrật khớp vaiquá nhiều lần, các xương khớp vai bị bể đáng kể, kỹ thuật sẽ phức tạp hơn (đôi khi phải ghép xương) và sự phục hồi của người bệnh cũng lâu hơn.

Nội soi khớp ngày nay đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt ở những khớp lớn của cơ thể như khớp vai, khớp gối ... Đối với bệnh lý trật khớp vai nội soi khớp vai hầu như có thể giải quyết hoàn toàn các tổn thương, bên cạnh đó sẹo mổ lại thẩm mỹ và thời gian nằm việc ngắn (1,2 ngày) giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi phải phẩu thuật.

Sau khi mổ nội soi trật khớp vai bệnh nhân sẽ phải tập vật lý trị liệu và tập phục hồi, sau 6 đến 8 tháng có thể trở lại chơi thể thao như cũ.

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

4. Phục hồi sau trật khớp vai như thế nào?

Sau lần chấn thươngtrật khớp vaiđầu tiên đã được bác sĩ nắn trật và bất động bằng đai chuyên dùng, bạn nên tuân thủ thời gian bất động, tập phục hồi và từng bước trở lại vận động bình thường của khớp vai theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng tránh trật khớp vaitái hồi bao gồm thường xuyên tập sức mạnh và sự dẻo dai của khớp vai, khi chơi thể thao phải khởi động kỹ, không chơi trong lúc quá mệt mỏi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!