Người trẻ tuổi khi đã trật khớp vai thường trật đi trật lại đây được gọi là trật khớp vai nhiều lần. Vậy nguyên nhân do đâu mà bị trật khớp vai và tại sao lại bị trật khớp nhiều lần. Dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn về việc bị trật khớp vai.
Tại sao trật khớp vai?
Khớp vai là khớp có tầm vận động lớn nhất cơ thể khi xoay được 360 độ, là khớp khởi phát toàn bộ hoạt động chi trên, đảm bảo sự khéo léo, linh hoạt trong các vận động, cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng..., mặc dù có hệ thống bao khớp, dây chằng lỏng lẻo nhưng có hệ thống gân cơ gia cố nên khớp vai có sức mạnh để thực hiện các động tác trong sinh hoạt hằng ngày.
Trật khớp tay là gì? Trật khớp tay là hiện tượng chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách, có thể kèm theo dập, gãy, khuyết xương ổ chảo hoặc cánh tay. Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trong cơ thể, thường xảy ra khi ngã chống tay, đập vai, chấn thương trực tiếp vào vùng vai, hoặc những tổn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại trong các hoạt động hằng ngày hoặc chơi thể thao làm lỏng lẻo dây chằng bao khớp.
Nguyên nhân gây trật khớp vai
Có thể do: ngã chống tay, chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đánh nhau. Bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ thấy đau không cử động được khớp vai; dấu hiệu vai vuông hay “nhát rìu” làm vai biến dạng nhìn khác bên vai lành, cánh tay dạng khoảng 30 – 40 độ xoay ra ngoài; sờ thấy hõm khớp vai rỗng, nếu ép cánh tay vào thân, bệnh nhân bị đau, thả tay ra, cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ (gọi là dấu hiệu lò so); biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn...
Nhiều trường hợp trật khớp vai có kèm theo gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay... liệt thần kinh cảm giác và vận động cánh tay... Điều trị trật khớp vai có thể dùng phương pháp kéo nắn rồi băng bất động khoảng 2 – 4 tuần đối với trật khớp vai mới và dùng phẫu thuật điều trị đối với trật khớp vai cũ hay trật khớp vai tái diễn nhiều lần.
Trật khớp vai nhiều lần
Việc trật khớp vai tái hồi như trên tuy không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều bệnh nhân nặng đến mức ban đêm ngủ quên đưa tay lên đầu cũng bị trật, hay tệ hơn nữa là ngồi gác tay lên ghế cũng bị trật.
Chụp X-quang và MRI ở bệnh nhân G. cho thấy sụn viền của ổ chảo bị bong ra, gãy hơn 1/2 bờ xương ổ chảo cánh tay và xương lành ở vị trí xấu làm chênh mặt khớp, khớp vai bị mất vững.
Bệnh nhân được mổ bằng phương pháp làm nút chặn xương vì tổn thương xương lớn. Việc xử lý mặt khớp chênh gặp nhiều khó khăn và gần như khó có thể hồi phục hoàn toàn như xưa.
Khớp vai là khớp lớn và có tầm vận động lớn nhất trong cơ thể, trong cả không gian ba chiều. Muốn thực hiện được chức năng này, khớp vai được giữ vững bằng các hệ thống sụn viền, bao khớp, dây chằng và cơ.
Ở người trẻ tuổi, khi khớp vai bị trật vì các dây chằng bao khớp quá vững chắc, nên thành phần dễ bị tổn thương nhất sẽ là sụn viền ổ chảo và kèm thêm một phần xương bị gãy.
Sau khi được nắn lại, các thành phần này không về đúng vị trí bình thường của nó mà hay bị tụt sâu xuống dưới bờ của ổ chảo làm khớp vai mất đi nút chặn phía trước dưới. Điều này giải thích tại sao người trẻ khi đã trật khớp vai hay bị trật đi trật lại.
Những lưu ý khi chọn đồ bơi cho bé
Những trò chơi giúp phát triển chiều cao cho trẻ từ 1 - 5 tuổi
Những lưu ý mà bố mẹ cần biết khi cho con tập bơi
Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối
Mang thai bị đau cột sống phải làm sao?
Khi bạn bị trật khớp vai tái hồi, xử trí và điều trị thế nào?
Đối với trật khớp vai tái hồi phải gặp bác sĩ chuyên khoa khám và chụp MRI để xác định tổn thương sụn viền bao khớp và phải phẫu thuật để đính lại sụn viền bao khớp bị rách. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi khớp vai là phương pháp hiện đại, phổ biến ở Việt Nam và thế giới được dùng để điều trị chứng trật khớp vai tái hồi. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau, giúp phục hồi vận động sớm. Tỉ lệ thành công của phương pháp này lên đến 90%.
Phòng tránh trật khớp vai tái hồi.
Nếu bạn bị trật khớp tay một lần thì lần chấn thương trật khớp vai lần hai đã được bác sĩ nắn trật và bất động bằng đai chuyên dùng, bạn nên tuân thủ thời gian bất động, tập phục hồi và từng bước trở lại vận động bình thường của khớp vai theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Khi bị trật khớp vai thì bạn nên phòng tránh trật khớp vai tái hồi bao gồm thường xuyên tập sức mạnh và sự dẻo dai của khớp vai, khi chơi thể thao phải khởi động kĩ, không chơi trong lúc quá mệt mỏi, giáo dục tinh thần fairplay.
Xem thêm:
- Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao
- Làm thế nào có thể nhận biết nếu trẻ bị trật khớp vai?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!