Trẻ bị bệnh tay chân miệng sốt bao nhiêu ngày?

Xét Nghiệm - 05/06/2024

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường có các biểu hiện sốt, nổi hồng ban và đau họng. Những triệu chứng này luôn khiến trẻ thấy khó chịu. Nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng, thắc mắc rằng trẻ bị chân tay miệng sốt mấy ngày? Làm sao để hạ sốt cho trẻ một cách nhanh nhất?

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường có các biểu hiện sốt, nổi hồng ban và đau họng. Những triệu chứng này luôn khiến trẻ thấy khó chịu. Nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng, thắc mắc rằng trẻ bị chân tay miệng sốt mấy ngày? Làm sao để hạ sốt cho trẻ một cách nhanh nhất?

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một hội chứng do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Loạivi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Sau đó, bé sẽ bắt đầu đau miệng và xuất hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước.

Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, trong họng, lưỡi, bên trong má. Khi những nốt mụn này vỡ sẽ dẫn đến lở loét.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng sốt bao nhiêu ngày?

2. Các triệu chứng bé sẽ gặp phải khi bị tay chân miệng

Các triệu chứng của tay chân miệng bao gồm:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Ói mửa
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Đau lan lỗ tai
  • Đau họng
  • Thương tổn, đau rát ở răng và miệng
  • Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Loét miệng
  • Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy

3. Trẻ bị tay chân miệng sốt mấy ngày?

Sốt chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Thông thường, trẻ sẽ bị sốt từ 2 – 3 ngày, có thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có nhiều trường hợp sốt nặng. Sau khi sốt, mẹ sẽ thấy xuất hiện các nốt ban xuất hiện trong miệng, lòng ban tay, bàn chân miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông. Nếu trường hợp trẻ sốt cao trên 3 ngày có thể bệnh đã bị biến chứng sang viêm màng não, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám kịp thời.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng sốt bao nhiêu ngày?

4. Làm sao để giúp trẻ hạ sốt hiệu quả?

- Cung cấp nước và cho trẻ mặc đồ thoáng mát: Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước bởi trẻ có thể bị mất nước do đổ mồ hôi lúc sốt. Nên hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được. Nếu trẻ bị lạnh và run rẩy thì mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng. Nếu trẻ bị sốt dưới 39 độ thì không cần sử dụng thuốc hạ sốt mà chỉ nên xử lý như trên là được.

- Chườm mát cho trẻ: Mẹ lau mình cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi và cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nên mở cửa sổ thay vì bật máy lạnh hay quạt.

- Chống co giật: Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ thì mẹ nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ

- Chống bội nhiễm: Bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ phần tai, mắt, mũi và vùng họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhằm tránh bội nhiễm khuẩn đường hô hấp.

- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt: Trẻ cần ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng để trẻ mau chóng lấy lại sức, đồng thời bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho bé.

- Khi bị sốt bé vẫn có thể tắm nhưng mẹ nên chú ý là cho trẻ tắm nước ấm, không nên gội đầu và tắm trong phòng kín.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng sốt bao nhiêu ngày?

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Nếu như thấy con em có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh hãy đưa bé tới cơ sở uy tín, chất lượng để thăm khám. Cần có những biện pháp phòng chống bệnh cho con hợp lý.

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!