Đưa trẻ đi tiêm phòng, chích ngừa là một việc rất cần thiết của các bậc phụ huynh nhằm bảo vệ sức khỏe cho con em mình phòng bệnh hiệu quả nhất. Nhưng rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng sởi được không hay những trường hợp nào không được tiêm phòng cho trẻ. Để hiểu rõ hơn về trường hợp trẻ bị sổ mũi có được tiêm phòng sởi hay không cũng như những điều cần biết khi tiêm phòng cho trẻ, hôm nay Lily & WeCaresẽ giải đáp giúp bạn
Bé bị ho sổ mũi có tiêm phòng sởi được không?
Việc tiêm chủng phòng ngừa sởi thường phải được thực hiện theo lịch và đúng theo độ tuổi yêu cầu của bé thì vacxin mới phát huy hiệu quả cao nhất. Con bạn nếu chỉ có triệu chứng ho và sổ mũi, không sốt và vui chơi bình thường thì bạn vẫn có thể cho con tiêm, không ảnh hưởng gì. Ngay cả khi trẻ chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ C và không có triệu chứng gì trầm trọng thì vẫn có thể tiêm được (trường hợp này nên tham khảo ý kiến cụ thể của bác sĩ tùy tình hình bé và sự cần thiết của việc tiêm vacxin đó).
Tuy nhiên khi trẻ sốt cao, đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh nặng, hoặc đang điều trị thuốc khiến hệ miễn dịch bị yếu đi thì nên đợi cho trẻ hồi phục lại rồi mới tiêm để tránh làm vacxin phản tác dụng.
Bé nhà bạn bị sổ mũi thì bạn nên rửa mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% và hút mũi cho bé 5-6 lần một ngày để làm thông thoáng đường thở và đẩy hết dịch nhầy chứa vi khuẩn trong mũi bé ra. Bạn có thể cho bé uống một số bài thuốc từ thảo dược để trị ho an toàn cho bé, không nên cho trẻ uống thuốc trị ho tân dược hoặc kháng sinh ngay để hệ miễn dịch của bé có cơ hội tự chống đỡ với những bệnh thông thường, như vậy sức khỏe của bé sau này sẽ tốt hơn.
Vậy trong trường hợp nào trẻ không được chích ngừa sởi ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ không được tiêm phòng trong các trường hợp sau:
- Bé đang bị sốt trên 38 độ , trẻ đang bị suy dinh dưỡng mức độ trầm trọng, trẻ đang sử dụng thuốc chữa bệnh có chứa thành phần corticoid. Tất cả những trẻ đang trong quá trình điều trị những căn bệnh nói trên hoặc mới khỏi bệnh thì không nên chích ngừa.
- Trẻ đang mắc các căn bệnh da liễu như viêm da mủ, eczema
- Trẻ đang mắc các căn bệnh mãn tính như lao phổi, tràn dịch màng phổi, bệnh thận
- Trẻ đang bị ung thư máu
Đối với những loại vacxin khác thì khi tiêm chủng cũng luôn đòi hỏi yêu cầu nhất định về sức khỏe của trẻ. Do vậy vậy các bé cần được thăm khám trước khi tiêm chủng, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá và quyết định xem có nên cho bé chích ngừa hay không.
Một số lưu ý mẹ cần biết khi đi tiêm sởi cho bé
Tiêm phòng mũi 3 trong 1 trước khi mang thai?
Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ
Bé sốt do mọc răng cha mẹ nên làm gì?
Những dấu hiệu điển hình khi chửa ngoài tử cung
Bé bị ho sổ mũi có tiêm phòng được không?
- Trước khi tiêm sởi không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vệ sinh cho bé sạch sẽ.
- Mang theo sổ chích ngừa để bác sĩ theo dõi
- Thông báo cho bác sĩ những biểu hiện về sức khỏe trẻ đang gặp phải, hoặc tiền sử bệnh tật và dị ứng nếu có.
- Sau khi chích ngừa mẹ cần cho bé ở lại cơ sở y tế 30 phút xem trẻ có phản ứng nghiêm trọng gì không trước khi rời khỏi
- Một số phản ứng có thể xảy ra sau chích ngừa sởi như: Sưng đau tại vị trí tiêm, sốt cao hoặc sốt nhẹ, tiêu chảy, đau khớp...Tùy theo biểu hiện nặng nhẹ mẹ có thể tự xử lý tại nhà hoặc đưa bé đi khám bác sĩ.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên mẹ đã biết được trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng sởi được không ? và trong trường hợp nào thì trẻ không được tiêm phòng sởi.
Xem thêm:
- Lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2017 mà cha mẹ cần nhớ
- Cách giúp trẻ em không khóc khi đi tiêm phòng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!