Khi trẻ bịviêm phế quản thường ẩn chứa rất nhiều nguy cơ về sức khỏe. Lúc này, ngoài chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thì vệ sinh cá nhân cũng là điều mà các bố mẹ cần phải quan tâm sát sao. Vậy khitrẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lily & WeCaresẽ giúp bố mẹ tìm hiểu rõ hơn về điều này qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm phế quản do đâu mà bị?
Bệnh viêm phế quản là chứng viêm nhiễm đường thở dưới, gây ra ho nhiều và sẽ lan xuống nhu mô phổi, dẫn đến viêm phổi nếu như không được điều trị kịp thời và tích cực.
Bệnh do virus gây ra. Khi nhiễm bệnh, trẻ thường cảm lạnh, sổ mũi và ho. Nếu để lâu, virus sẽ lây xuống hai cuống phổi, làm cho cuống phổi bị sưng phồng và tấy đỏ, tiết ra dịch nhờn ở phổi và kích thích trẻ ho nhiều, thở mệt hơn do đường thở đã bị viêm và tiết dịch.
Khi bị viêm phế quản, trẻ sẽ có dấu hiệu như sau:
- Sốt cao và kéo dài trong vài ngày hoặc ho kéo dài trong thời gian 2 – 3 tuần là dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản.
- Trẻ bị ho nhiều, đau rát cổ họng và có đờm đục, đờm màu xanh hoặc vàng khi ho. Ngoài ra, trẻ còn bị sốt, đau ngực, mệt mỏi, không muốn ăn hoặc nôn trớ.
- Trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc gia đình có người hút thuốc thì trẻ bị ho khan, ho có lẫn đờm nên dễ bị viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
Nhiều phụ huynh đều có chung thắc mắc không biết trẻ có nên tắm hay không khi bị viêm phế quản. Bởi nhiều người cho rằng, trẻ ho, sổ mũi nếu tắm sẽ khiến con bị nhiễm lạnh và bệnh sẽ nặng hơn. Thế nhưng, mẹ cũng nên nhớ rằng, việc không tắm còn khiến trẻ bệnh nặng hơn. Nhất là với những trẻ bị viêm đường hô hấp, việc tắm rửa và làm vệ sinh cho trẻ rất quan trọng. Thế nhưng, mẹ cần phải lưu ý một điều, tắm cho trẻ cũng phải đúng cách chứ không thể tắm như những trẻ bình thường. Việc tắm không đúng cách sẽ khiến cho bệnh của trẻ trở nên nặng hơn.
Khi tắm cho trẻ, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc như sau để đảm bảo sức khỏe cho con:
- Nước tắm phải luôn đủ ấm, không nóng quá cũng không lạnh quá. Nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến làn da của trẻ. Mẹ hãy dùng nhiệt kế hoặc cùi tay, con vịt nhựa để kiểm tra nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp nhất để tắm cho bé là từ 33 – 35 độ C.
- Nơi tắm của trẻ cần phải kín gió.
- Nhiệt độ phòng tắm có thể tăng lên để giúp cho trẻ được thoải mái hơn. Mẹ hãy dùng nước nóng, xả ra sàn trước khi tắm để nhiệt độ không khí lúc đó tăng lên và độ ẩm cũng sẽ tăng và hạn chế được hiện tượng bốc hơi nước, khiến trẻ nhiễm lạnh.
- Nên tắm nhanh cho trẻ, tránh ngâm nước cho trẻ quá lâu. Dù cho là mùa đông hay mùa hè thì mẹ cũng nên tắm nhanh cho trẻ, thời gian tắm khoảng 10h – 10h30 sáng hoặc 14h – 15h chiều, sau 16h hoặc tối thì không nên tắm bởi đây là lúc mà nhiệt độ bên ngoài trời bắt đầu hạ thấp khiến trẻ dễ mắc viêm phế quản.
- Mẹ nên tắm từng phần trên cơ thể trẻ, không cởi hết quần áo của trẻ ra tắm một lúc. Tắm xong phần nào phải lau khô ngay phần đó và quấn khăn cho trẻ. Cho đến khi tắm xong hết thì mẹ phải thay quần áo sạch cho bé. Mẹ cần chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm trước khi tắm cho bé để tắm xong là có thể lau khô và mặc đồ ngay cho bé. Điều này sẽ tránh cho bé bị nhiễm lạnh trong thời gian chờ mẹ tìm đồ.
- Hãy dùng khăn mềm để lau người cho trẻ, không nên dùng khăn khô cứng bởi nó sẽ gây hại cho da của bé. Khi tắm, mẹ chú ý không được để cho nước hắt vào mắt của bé. Dùng tăm bông chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ cho tai của bé.
- Mẹ nên cho trẻ ngồi trong phòng kín từ 10 – 15 phút sau khi tắm và mặc quần áo xong. Không cho trẻ ra ngoài sớm kẻo trẻ dễ bị cảm đột ngột, nguy hiểm tới sức khỏe.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?” đã được chia sẻ với độc giả qua bài viết trên. Hy vọng các bố mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho con khi không may bị mắc viêm phế quản.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!