Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công vào hệ tuần hoàn máu của bé, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não hoặc viêm màng não thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy căn bệnh này diễn biến ra sao? Cách phòng tránh và triệu chứng của bệnh như thế nào?
1. Thế nào là nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh?
Nhiễm trùng máu xảy ra khi các loại vi khuẩn như vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, khuẩn que khuẩn xanh, vi khuẩn cầu biến hình... tấn công vào hệ tuần hoàn máu của trẻ từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này
- Bé có thể mắc phải bệnh nhiễm trùng máu từ ki còn là thai nhi do mẹ bầu mắc phải các bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu... Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.
- Việc vỡ nước ối quá sớm cũng là một trong nguyên nhân gây ra bệnh. Khi nước ối bị vỡ sớm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phải phần nước ối bị “bẩn” này, dẫn đến nguy cơ bé bị viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển nhanh thành nhiễm trùng máu.
- Những trường hợp khác thường là do vi khuẩn xâm nhập cơ thể bé sau khi sinh, tấn công vào máu, thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu... Đặc biệt nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn khi bé không được chăm sóc kỹ sẽ rất cao.
3. Những dấu hiệu cảnh báo
Dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng các triệu chứng bên ngoài lại khiến cho các bậc phụ huynh dễ “nhận nhầm” với các bệnh khác.
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé mà các biểu hiện có thể thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng não như ngừng thở, hạ huyết áp... Nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da, phổ biến nhất là tình trạng viêm da nhiễm trùng.
Nhưng đa số các trường hợp bé sẽ có những biểu hiện như sau
- Trẻ sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp bơn 35 độ.
- Không có sức ăn, thậm chí uống sữa.
- Phản ứng chậm, khóc yếu.
- Buồn ngủ hoặc ngủ li bì.
- Có những biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, thở khò khè.
- Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng...
- Da vàng hoặc có vẻ tím tái, xanh xao.
Mẹ bị sốt có thể cho bé bú được không?
Bị sốt khi mang thai ba tháng cuối: Không được chủ quan!
Cách dùng thuốc hạ sốt hiệu quả
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách: Bạn có biết?
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ
4. Phòng tránh bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh
Cách phòng tránh tốt nhất là người mẹ nên đi tiêm phòng trước khi mang thai các chứng bệnh có khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi như rubella, quai bị, thủy đậu,... lưu ý những mũi tiêm phòng thường được tiêm trước khi mang thai khoảng 3 tháng và bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
Bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình trong giai đoạn thai kỳ, vì mẹ có khỏe mạnh thì thai nhi mới khỏe. Đồng thời đừng quên lịch hẹn khám thai định kỳ, việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sự phát triển của thai và những dấu hiệu bất thường để đưa ra lời khuyên cho bạn.
Trong vài tuần đầu sau khi sinh, bé của bạn rất non yếu vì thế nguy cơ mắc phải các loại bệnh cũng đặc biệt cao hơn. Vì thế, bạn cần phải chú ý đến các biểu hiện của bé để kịp thời phát hiện và can thiệp.
Xem thêm:
- Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng máu
- Phòng ngừa nhiễm trùng máu cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!