Trẻ sơ sinh vàng da, khi nào là nguy hiểm?

Nuôi dạy con - 03/29/2024

Trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị thiếu máu, nhiễm khuẩn, phân nước tiểu bình thường, vàng da nhẹ kéo dài có thể nghĩ đến vàng da do sữa mẹ.

Cháu sinh lần đầu, sau sinh ngày thứ 3 cháu thấy bé hơi vàng da nhưng đến nay bé đã 1 tháng tuổi mà da bé vẫn vàng. Tuy nhiên, cháu thấy bé vẫn bú và ngủ bình thường. Xin hỏi bác sĩ vì sao vậy?

Nguyễn Thị Lan Anh (nguyenlan@gmail.com)

Vàng da có vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý là vàng da mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn.

Thường thì người ta chỉ xác định vàng da sinh lý bằng cách loại trừ các nguyên nhân đã biết gây vàng da dựa vào cách xuất hiện triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị thiếu máu, nhiễm khuẩn, phân nước tiểu bình thường, vàng da nhẹ kéo dài có thể nghĩ đến vàng da do sữa mẹ.

Nguyên nhân do một chất nội tiết tố của mẹ truyền qua sữa, thường gặp 10% bà mẹ cho con bú, 70% bà mẹ có con sinh lần đầu bú mẹ bị vàng da.

Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện từ ngày thứ 5 sau sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau vàng da sinh lý. Vàng da kéo dài khoảng 4-6 tuần nhưng không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và vận động của trẻ.

Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng tốt, đại tiện phân vàng, nước tiểu trong, gan lách không to. Sau 4-6 tuần trẻ sẽ hết vàng do sự cân bằng nội tiết của mẹ.

Tuy nhiên cần phân biệt vàng da bệnh lý: nếu vàng da xuất hiện ngay trong 24 giờ đầu sau sinh; vàng da vẫn tồn tại sau 1 tuần kèm theo trẻ ngủ lịm, bú kém... thì nhất thiết cần đưa trẻ đi khám.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!