Tư vấn trực tiếp chủ đề: Những tiến bộ trong điều trị tim bẩm sinh

Làm mẹ - 11/24/2024

Chuyên gia tim mạch sẽ tư vấn, giải đáp tất cả thắc mắc về các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh trong buổi livestream vào sáng 28/9.

Bệnh tim không đáng sợ, kể cả là bệnh phức tạp! Nhờ những tiến bộ trong điều trị, những phụ huynh có con mắc tim bẩm sinh có thể bớt lo lắng vì cơ hội chữa khỏi bệnh đang ngày càng cao.

Tư vấn trực tiếp chủ đề: Những tiến bộ trong điều trị tim bẩm sinh

Nhằm cung cấp cho khán giả nói chung cũng như các gia đình có con mắc bệnh tim bẩm sinh nói riêng về những phương pháp, tiến bộ trong điều trị căn bệnh này, chương trình Trái tim cho em tổ chức hoạt động tư vấn trực tuyến trên Fanpage của chương trình Trái tim cho em và Fanpage Báo điện tử VTV News.

Trong buổi livestream tuần này trên Fanpage Trái tim cho em, TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương - sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các phương pháp điều trị hiệu quả mang lại niềm hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc tim bẩm sinh.

Ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh tay gửi câu hỏi cho chuyên gia của chương trình qua Fanpage của chương trình Trái tim cho em (Link: https://www.facebook.com/traitimchoem.vn) và share thông tin để nhận được những tư vấn hữu ích từ bác sĩ nhé!

Chủ đề buổi tư vấn: Những tiến bộ trong điều trị bệnh tim bẩm sinh.

Chuyên gia: TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường - PGĐ Trung tâm tim mạch BV Nhi Trung ương.

Thời gian: 10h - 11h, thứ Năm, ngày 28/9/2017.

Livestream trên Fanpage của chương trình Trái tim cho em và Fanpage Báo điện tử VTV News.

Sau đây là buổi trao đổi của chuyên gia:

Video chương trình phần 1

MC:Thưa bác sỹ, có những bệnh phức tạp nào trước đây bị coi là "bó tay" mà nay đã có thể được chữa khỏi? Bác sỹ có thể đưa một vài ví dụ ở Việt Nam?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Cách đây 7 năm, 20% trẻ không có khả năng phẫu thuật, điều trị nhưng trong số 20% đó, 19% đã phẫu thuật, xử lý được để các cháu trở về bình thường.

Ví dụ: Chuyển gốc động mạch, Thân trung động mạch, Bất thường trở về tĩnh mạch phổi…

Tỉ lệ tử vong cao, nếu không được phẫu thuật, hiện Trung tâm Tim mạch, 98% đã được sống và ra viện, trái tim khỏe mạnh.

MC:Xin ông cho biết thêm một số phương pháp mới đang được áp dụng trong điều trị bệnh tim? Hiệu quả của các phương pháp này ra sao, ảnh hưởng đến bệnh nhân và khả năng hồi phục của bệnh nhân thế nào?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Phẫu thuật: đến thời điểm hiện tại, với phẫu thuật, gây mê, chạy máy nhân tạo, hồi sức thì tất cả những cháu mới ra đời phát hiện ra bệnh đã có thể mổ, cân nặng thấp nhất là 1,8 – 2kg.

Phương pháp can thiệp: đến hiện tại, cũng có thể can thiệp ngay sau khi đẻ ra, cân.

Rối loạn dẫn truyền tim cũng can thiệp được ngay.

Chẩn đoán hình ảnh + tiến bộ của KHKTL chẩn đoán chính xác, phương pháp đánh giá chức năng đã tiến bộ hơn.

MC:Trung tâm tim mạch trẻ em hiện nay đã áp dụng được những phương pháp tiên tiến nào? Tỷ lệ thành công là bao nhiêu?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Đều đã được áp dụng tại Trung tâm Tim mạch trẻ em của bệnh viện. 7 – 10 năm trở lại đây, đã áp dụng hết những gì có thể.

MC:Trung tâm đã tiến hành và xuất bản được bao nhiêu công trình nghiên cứu về thành tựu trong phẫu thuật tim mạch trẻ em trong 10 năm qua?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Trong nước thì không đếm được, báo cáo của các hội nghị lớn thì chúng tôi có 6 báo cáo tại hội nghị tim mạch, nội khoa của tim mạch can thiệp, 2 bài báo trên tạp chí của hội tim mạch châu Á.

MC:Bệnh nhi có thể tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến này như thế nào?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Ở thành phố  thì điều kiện dễ dàng hơn, nhận thức của cha mẹ tốt hơn. Bệnh viện vệ tinh, chú trọng chuyển giao Khoa học kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến tỉnh để phát hiện, chẩn đoán bước đầu. Một số bệnh viện ở tỉnh, thành phố  lớn có thể tiến hành phẫu thuật và can thiệp độc lập ở thể đơn giản, không quá nặng. Câu chuyện hoàn toàn khác so với cách đây 7 năm. Ở vùng sâu vùng xa vẫn có thể tiếp cận các phương pháp chẩn đoán tiên tiến.

MC: Một khán giả có câu hỏi như sau: Em tôi bị bệnh tim bẩm sinh mà theo bác sĩ ghi là Apso IV. Xin bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về bệnh này. Bệnh này để lâu có nguy hiểm đến tính mạng không? Và hiện nay, ở Việt Nam có nơi nào mổ thành công ca bệnh này chưa? Vì theo như tôi được biết đây là ca rất khó. Tôi xin cảm ơn.

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Bệnh lý bị teo van, không có thân ĐMP, lỗ thông liên thất lớn. Nhiều khả năng không có ĐMP, tổn thương rất khó chữa. Tuổi phẫu thuật: theo quan điểm của từng trung tâm.

Nước ngoài: Trung tâm lớn phẫu thuật ngay khi sơ sinh, khôi phục ĐMP nguyên thủy để đảm bảo ĐMP nguyên thuỷ phát triển tốt, sau phẫu thuật dễ hơn.

Việt Nam: chẩn đoán muộn, phụ thuộc vào giải phẫu các đm cấp máu khác, cần xem có kết nối được hay không rồi mới sửa được. Không phải ở đâu cũng làm được.

Viện tim Hà Nội phẫu thuật được nhiều ca như vậy, ở viện nhi TW cũng có, miền Nam: Đại học Y dược TPHCM, Viện tim HCM. Có một số cháu đã được phẫu thuật, kết quả ban đầu khả quan nhưng cần theo dõi tiếp.

MC:Con trai tôi được hơn 5 tháng tuổi, cháu được 5kg; cháu được chẩn đoán là bị bệnh lý tim là thông liên thất và thất phải 2 đường ra. Trường hợp như cháu phẫu thuật có phức tạp không, chi phí cho ca mổ, thời gian hồi phục trong bao lâu và liệu sau ca mổ tim cháu đạt được bao nhiêu % so với các cháu bình thường, có cần phải mổ lại khi lớn hay không?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Thuộc nhóm bệnh không quá nặng, nhưng phải mổ sớm trước 6 tháng tuổi, ngoài 6 tháng thì có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng xấu đến phổi. 1/10 phải mổ lại, còn lại thì được phát triển bình thường. Về cơ bản là hoàn toàn yên tâm. Chi phí tùy thuộc vào bệnh viện. Ở BV Nhi TW: Chờ theo lịch mổ phiên thì đóng tạm ứng 20 triệu/cháu.

Video chương trình phần 2

MC:Bạn Hoàng Hảo có hỏi: Bé nhà em bị tim bẩm sinh thông liên thất 5mm, gia đình muốn cháu được mổ sớm mà cháu mới được 4 tháng tuổi thì có nguy hiểm gì không ạ? Cháu vẫn ăn tốt, trung bình 1 ngày đêm cháu ăn được 50 đến 600lm sữa, nhưng tăng cân chậm

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Với 1 đứa trẻ 4 tháng tuổi mà cân nặng và thì quá ít, dưới trung bình. Theo chúng tôi thì tình trạng đã ảnh ưởng đến sự phát triển thể chất. Không biết đã được uống thuốc, điều trị nội khoa chưa. Nếu chưa thì phải uống ngay, tìm ngay môt cơ sở điều trị. Lỗ thông trung bình lớn, khả năng lớn phải phẫu thuật.

MC:Bạn Bảo Trọng: Con em bị thông liên thất độ hở trung bình, em đi khám thì bệnh viện chưa đồng ý mổ, em muốn mổ có được không?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Câu hỏi chưa rõ ràng, nhiều khả năng kích thước lỗ thông ở mức k lớn nhưng k nhỏ. Một số trường hợp lỗ thông trung bình như vậy, phần lớn cho uống thuốc để kiểm soát suy tim, Với bệnh này, 80% lỗ có thể tự đóng, không phải can thiệp hay phẫu thuật nên khi thấy trên kết qủa siêu âm xuất hiện dấu hiệu sẽ đóng, dùng thuốc kiểm soát suy tim, vẫn phát triển bình thường thì có thể đợi, 5 năm đầu của đứa trẻ, 80/100 tự đóng.

MC:Bạn Đào Trường Thọ: Con tôi bị còn ống động mạch. Năm nay cháu 3,5 tuổi. Đường kính ống 20mm. Vậy tôi nên cho cháu đi viện can thiệp ngay, hay để theo dõi thêm ạ?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Để đến bây giờ là quá muộn. Thường phải can thiệp, phẫu thuật trong khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Có những trường hợp còn phải thực hiện ngay từ sơ sinh. Kích thước ống của cháu lớn, gây suy tim và xuất huyết phổi nặng. Không rõ về khả năng đóng ống, có nhiều rủi ro trong quá trình can thiệp. Việc phẫu thuật cũng có nhiều nguy cơ. Càng lớn, ống động mạch càng giòn, cứng nguy cơ vỡ ĐMP, rách động mạch chủ. Phải dùng máy tim phổi nhân tạo để hỗ trợ khi đóng ống.

Phải mổ khẩn cấp... Bệnh thì không phức tạp nhưng mà để muộn nên biến chứng rất nặng...

MC:Bạn Lịch Oanh: Con em bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát có nguy hiểm không ạ . Có chữa khỏi được không và khi nào thì can thiệp được ạ?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Bệnh lý này thuộc dạng phổ thông nhất, có thể k ảnh hưởng nhiều đến quả tim. Tuy nhiên những trường hợp có ảnh hưởng đến tim, tăng áp lực mạch máu phổi thì thường can thiệp hoặc phẫu thuật. Với can thiệp, lỗ không lớn quá thì can thiệp theo đường mạch máu, bịt bằng dụng cụ. Tuổi can thiệp được tầm 6 – 8 tháng tuổi. Một số trường hợp lỗ lớn, bờ lỗ thông không đủ chắc để đưa dụng cụ vào, đã có tăng áp lực ĐMP, suy tim thì phải phẫu thuật.

MC:Bạn Sầu riêng: Con em bị tim bẩm sinh, cụ thể là còn ống động mạch. Sau 3 tháng em có cho cháu đi kiểm tra thì ống không tự đóng được, kết quả là còn ống động mạch đk phía chủ 5mm, đk phía phổi 2mm, shunt T-P, PGMax 90mmHg, buồng tim trái giãn nhẹ. Bác sĩ cho e hỏi, giờ cháu hơn 6 tháng rồi, ống có tự đóng lại không vì e nghe nói vẫn có trường hợp đóng lại muộn. Nếu không thể tự đóng lại thì cháu sẽ được điều trị như thế nào ạ, có phức tạp không? Bé được 6,5kg có phẫu thuật được không và chi phí điều trị thế nào?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường: Kích thước ở mức độ nhỏ, nhưng đến 6 tháng thì khả năng tự đóng thấp hơn. Buồng tim giãn tức ống cũng có ảnh hưởng đến tim. Uống thuốc, đợi 1, 2 tháng nữa đến lúc 7, 8kg thì can thiệp được. Nhưng phải kiểm tra lại, hỏi lại ý kiến của chuyên gia đặt dụng cụ can thiệp. Nên can thiệp sớm, tôi nghĩ không cần phải mổ.

Chi phí: ở viện Nhi, dưới 6 tuổi được miễn phí hoàn toàn, chỉ phải đóng các khoản bảo Hiểm không hỗ trợ, như gia đình chị thì đóng tầm 10 triệu.

MC:Bạn Thuy Nguyen: Bé nhà cháu hôm 22 tuần siêu âm có nốt tăng âm 23mm và 28mm thì bé sau sinh có bệnh gì không ạ?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:Vị trí nốt tăng âm ở đâu. Nếu ở tim thì khả năng cao là u cơ tim, sẽ phát triển trong năm đầu. Còn có khả năng mắc bệnh thần kinh nữa, cần phải xét nghiệm, khám thêm. Nếu chỉ bệnh lý tim, rất ít phải phẫu thuật, trừ khi u cơ tim chèn ép đường thoát của tim thì phải mổ. U lành tính, kết quả sau phẫu thuật tốt.

MC:Nhím Thóc: Bé nhà em 12 tháng được 6,5kg. Cháu bị thông liên thất phần màng lỗ 5,4mm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của bécó phải phẫu thuật không, khi nào thì làm được ạ. Và chăm sóc bé như thế nào để bé tăng cân tốt hơn ạ. Cảm ơn bác sĩ.

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:Lỗ thông kích thước trung bình. Nên tính phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật cho cháu. Trừ trường hợp lỗ có xu hướng đóng lại. Nhiều khả năng cháu khó đóng vì đã 12 tháng tuổi. Nên cân nhắc phẫu thuật hoặc can thiệp.

Video chương trình phần 3

MC:Sau khi phẫu thuật, những cơn đau ngực nào là bình thường và đâu là dấu hiệu bất thường cần phải cấp cứu? Cần làm gì khi trường hợp này xảy ra?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:Ít đặt ra, thường dành cho người lớn. nếu thấy con đau ngực thì phải khám lại ngay. Nếu suy tim gang sức quá sẽ đau ngực, khó thở nhưng thường là bệnh của người lớn hơn.

MC: Xin bác sỹ cho biết những dấu hiệu nặng của bệnh nhi sau phẫu thuật tim? Khi nào cần cho trẻ đi khám?

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:2 loại phẫu thuật là sửa chữa tạm thời và phẫu thuật triệt để.

Với cháu phẫu thuật tạm thời: nếu cháu ăn kém, chậm tăng cân, phát triển thể chất, nôn trớ phải khám ngay.

Triệt để: trực tiếp bác sĩ phẫu thuật phải khám và tư vấn tình trạng sau mổ. Nếu cháu khó chịu, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở thì phải lưu ý cho đi khám lại. Nên khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ.

MC: Hiền Hiền: Bác sĩ cho em hỏi bệnh ebstein type A có phải dùng thuốc gì không ạ. Em cho cháu thăm khám ở BV Nhi TW 1 năm nay thì các bác sĩ chỉ bảo theo dõi. Em thăm khám 1-3 tháng /1 lần ạ.  

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:Bệnh này là bất thường về van 3 lá, mức độ nhẹ nhất. Có lẽ mức độ hở nhẹ, không ảnh hưởng nhiều, sau có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu uống thuốc, duy trì tim bình thường, kiểm soát suy tim, thì không phải mổ. Có thể sau này phải phẫu thuật nhưng tùy thuộc vào tình hình, chưa phải mổ ngay.

Theo tôi, cần 3 – 6 tháng khám 1 lần, có thể trong thời gian đầu thì khám thường xuyên (1-3 tháng) nhưng khi thuốc đã ổn định hơn thì kéo dài thời gian giữa các lần khám.

MC:Lê Hoàn: Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em 3 tuổi, bị tbs thể Số type C, thiểu sản động mạch phổi, Spo2 chỉ 50-60%. Đã mổ bắc cầu 2 lần nhưng lần 2 không thành công. Các bác sĩ đã khám cho bé trước đây nói trước mắt không thể làm gì cho bé, tiên lượng xấu. Em muốn hỏi, còn cơ hội mổ và sửa chữa cho bé nhà em không ạ? Cám ơn bác sĩ và chương trình.

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:Nhiều khả năng là typ 3, không biết được mổ ở đâu. Nếu ở viện Nhi thì đề nghị vào ngày thứ 4 vào phòng khám chúng tôi xem lại trực tiếp và có tư vấn trực tiếp vì những thông tin không rõ ràng, không tư vấn được.

Nếu thuộc nhóm này thì 2 nhánh ĐMP còn kết nối, có thể vá lỗ thông nhưng phụ thuộc vào kích thước ĐMP, phải đánh giá sâu mới đưa ra hướng xử lý chính xác.

MC:Tuệ Lâm: Bác sỹ cho em hỏi con em bị thông liên thất lỗ thông 2,7mm lỗ thông lan xuống van liệu có khả năng tự đóng được không ạ. Nếu phải mổ thì mổ tốt nhất vào mấy tháng tuổi ạ. Em cảm ơn ạ.

TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường:Kích thước bé, tùy theo giải phẫu, ít có khả năng tự đóng lại. Hiện tại vẫn có thể cho uống thuốc điều trị, thường không ảnh hưởng đến chức năng tim. Uống thuốc điều trị suy tim nhẹ. Có thể can thiệp được nhưng chưa có đủ thông tin chuyên môn bạn nên gặp bác sỹ tư vấn trực tiếp, quyết định phương pháp hoặc đợi lỗ thông tự đóng lại.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!