Tư vấn trực tiếp: Nguy hại của việc mất ngủ

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Chương trình được phát sóng trực tiếp trên trang SongKhoe.vn và Suckhoedoisong.vn.

Chương trình Tư vấn trực tiếp có sự tham gia của:

PGS.TS Bùi Quang Huy - Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện 103.

ThS.BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

TS. BS. Nguyễn Công Thực, Chủ nhiệm khoa Lão khoa, Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội.

Video tư vấn (P1)

Mẹ cua: Mẹ chồng cháu buổi đêm ngủ rất ít, sáng hôm sau dậy thường bị khô lưỡi mặc dù bà ngủ không há miệng. Mẹ chồng cháu có đi khám mất ngủ ở khoa thần kinh của Bạch Mai, giấc ngủ có cải thiện đôi chút nhưng vẫn bị khô lưỡi. Mẹ cháu cũng ít uống nước lọc, cả ngày chỉ uống 1 hoặc 2 cốc. Vậy nguyên nhân do đâu ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Thường do rối loạn thần kinh thực vật, biểu hiện ra mồ hôi chân tay, hay mót đi tiểu... ở độ tuổi 45-55. Đây là độ tuổi mà tỷ lệ trầm cảm tăng cao và là giai đoạn tiền mãn kinh.
Nếu mẹ chồng có biểu hiện dậy sớm, dậy thấy mệt mỏi, uể oải, hay lo lắng, kém ăn, khó tập trung... Nếu có các biểu hiện trên 2 tháng thì cần phải điều trị. Bởi đến độ tuổi nào đó, cơ thể thiếu đi chất cần thiết để hoạt động trơn tru. Mẹ chồng bạn uống ít nước. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân gây mất ngủ.

Hoàng Văn Linh (TP.Thanh Hóa): Bác sĩ cho tôi hỏi, tại sao tôi không uống các chất kích thích như cà phê nhưng lại mất ngủ? Có loại thực phẩm nào giúp tôi cải thiện giấc ngủ không?

ThS.BS Lê Thị Hải: Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân, chứ không hẳn do chất kích thích như trà hay cà phê. Mất ngủ có 2 nguyên nhân chính do bệnh lý hoặc do lối sống.

Bạn cần tìm nguyên nhân để thay đổi cho phù hợp về chế độ ăn uống, để có giấc ngủ tốt hơn, trước khi ngủ bạn nên uống một cốc sữa nóng để dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, ăn chuối cũng có tác dụng rất tốt do chứa kali và magie. Một số món ăn khác như trà long nhãn, trà hạt sen, hoặc uống nước tâm sen… Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, ăn nhiều đồ xào rán, hay thịt xông khói, thì nó gây khó tiêu, khó vào giấc ngủ. Tránh ăn đồ ăn cay nóng. Bạn cũng nên thay đổi lối sống cho phù hợp.

Video tư vấn (P2)

Lê Văn Hòa (hoale445@gmail.com): Tôi 60 tuổi bị thoái hóa cột sống cổ nhiều năm, chụp MRI, tôi bị trượt 2 đĩa đệm chèn ép tủy sống phía trước. Hiện nay, tôi bị đau và tê đầu nhiều, đau vai gáy, tim đập nhanh 120/phút, cao huyết áp, thường bị hồi hộp, mất ngủ, yếu cánh tay và 2 ngón tay áp út bên phải. Kính đề nghị bác sĩ cho biết cách chữa hoặc làm nhẹ bớt ‘hội chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ’ của tôi dẫn đến tình trạng mất ngủ triền miên. Xin chân thành cảm ơn các Bác sĩ.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Ở độ tuổi của bác thì thoái hóa đốt sống cổ là bình thường. Giấc ngủ rất nông, chập chờn, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại, tâm trạng khó chịu, sáng dậy mệt mỏi, trí nhớ kém. Đây là những triệu chứng khá điển hình ở người lớn tuổi.

Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp...  kéo dài trên 2 năm thì tỷ lệ trầm cảm tăng 85%.

Trường hợp của bác là kết hợp cả 2. Vì vậy, bác cần điều trị cao huyết áp trước. Khi huyết áp tương đối ổn định thì bác cần tiếp tục điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Sử dụng loại thuốc mới để tránh tác dụng phụ. Việc điều trị không thể chấm dứt bệnh hoàn toàn những cũng đỡ được khoảng 50-70%.

Tư vấn trực tiếp: Nguy hại của việc mất ngủ

ThS.BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bảo Trân (Thái Bình): Thưa bác sỹ. Cách đây 10 năm cháu bị bệnh trầm cảm và chữa khỏi sau 2 tháng. Phải có thuốc cháu mới ngủ được. Cháu cũng bị trầm cảm tái diễn nhẹ mấy lần. Hiện giờ cháu mang thai được 6 tuần và đã dừng thuốc 2 tháng nay vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Cũng từ đó cháu lại mất ngủ và thường thức đến sáng. Vì thế, tình trạng mệt mỏi, kèm ốm nghén, tâm lý không ổn định,hoảng loạn càng trầm trọng, ảnh hưởng đến thai nhi. Cháu đã dùng thuốc đông y chữa mất ngủ nhưng không hiệu quả. Xin bác sỹ tư vấn để cháu có giấc ngủ ngon mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Cháu xin cảm ơn!

PGS.TS Bùi Quang Huy: Bạn đã mắc sai lầm là không điều trị dứt điểm từ khi còn trẻ. Đặc biệt khi có thai, bệnh tình càng nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là vẫn cần phải uống thuốc. Bạn vẫn tiếp tục phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ths.BS Lê Thị Hải: Khi mang thai thì cần phải bảo vệ thai nhi hàng đầu. Bạn mất ngủ sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Về chế độ dinh dưỡng, bạn phải cố gắng ăn uống và sinh hoạt đều đặn. Ví dụ uống sữa trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho bà bầu. Sữa cung cấp chất dinh dưỡng và canxi cho em bé. Bạn có thể ăn chuối, cherry… Bạn có thể tắm hoặc ngâm chân nước ấm, đi bộ nhẹ nhàng cũng giúp bạn dễ dàng ngủ hơn.

Độc giả dấu tên (Thanh Xuân, Hà Nội): Thưa Bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi. Cách đây 3 tháng, cũng là lúc cháu mới thi học kì xong, cháu bị khó ngủ, dần dần không ngủ được cả đêm. Cháu có đến bệnh viện tâm thần khám và được kê thuốc uống. Cháu uống  khoảng 20 ngày thì ngưng. Nhưng 4 ngày sau đó, cháu lại mất ngủ. Giờ cháu đang uống thuốc trở lại và ngủ được bình thường. Vậy Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị mất ngủ khi ngưng uống thuốc là do đâu? Uống thuốc lâu như vậy có gây ảnh hưởng gì không ạ? Cháu cần làm gì để nhanh chóng khỏi bệnh. Cảm ơn Bác sĩ!

PGS.TS Bùi Quang Huy: Bạn dùng thuốc 20 ngày thì chỉ có tác dụng sơ sơ thôi, trong khi phải uống tối thiểu 8-12 tuần. Người trẻ thì có thể gặp nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Khi còn trẻ thì cần phải điều trị triệt để để tránh để hậu quả sau này. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn, uống thuốc đều đặn và lâu dài.

ThS.BS Lê Thị Hải: Tập thể dục thể thao là rất quan trọng. Vận động đều đặn sẽ tốt cho giấc ngủ. Bạn nên sắp xếp thời gian để tập luyện như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên phải lưu ý, đã bị trầm cảm thì phải uống thuốc.

Tư vấn trực tiếp: Nguy hại của việc mất ngủ

PGS.TS Bùi Quang Huy - Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện 103

Lê quang Tân (Kenzulov3s@gmail.com): Tôi bị bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, giấc ngủ bị rối loạn. Vào giấc rất khó. Tôi ăn uống không ngon miệng nên sức khoẻ sa sút. Mong bác sĩ cho biết nên có chế độ ăn uống và điều trị thế nào? Ngoài ra có nên dùng thêm thuốc gì không ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải: Tất cả các bệnh về dạ dày thì người bệnh thường lo lắng, dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Để điều trị bệnh dạ dày thì bạn cần khám chuyên khoa tiêu hóa. Phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Chế độ ăn: Không ăn quá no, không dùng chất kích thích, những loại đồ ăn khó tiêu cũng nên tránh. Chia nhỏ bữa ăn, ăn đồ dễ tiêu, bánh quy, bánh mì, súp là những món ăn nên ăn hàng ngày. Khi bệnh khỏi về việc ngủ cũng dễ hơn.

Video tư vấn (P3)

Độc giả dấu tên: Tôi năm nay 60 tuổi, trước đây tôi thường mất ngủ? Trong thời gian sử dụng sản phẩm HAMOSEN tôi đã có được giấc ngủ ngon và sâu giấc, vậy theo chuyên gia tôi có nên tiếp tục sử dụng sản phẩm này? Hay khi tôi thấy ổn định giấc ngủ và ngủ ngon thì tôi có thể ngừng sản phẩm có được không?

TS. BS. Nguyễn Công Thực: Sản phẩm Hamosen gồm 2 tinh chất lá sen tươi và tinh chất thảo quyết minh  chứa các nhóm polyphenol, Flavonoid có tác dụng an thần, giảm đau đầu do đó có tác dụng tạo giấc ngủ sâu. Khuyến cáo khi sử dụng là: uống 4 viên trước đi ngủ 30 phút. Bác nên duy trì đều đặn từ 4 đến 8 tuần và có thể tạm ngừng sử dụng sản phẩm khi giấc ngủ đẫ ổn định.

Nguyễn Thùy Dung (Hà Nam): Thưa bác sĩ, cháu năm nay 25 tuổi. Cháu rất khó đi vào giấc ngủ. Trong lúc ngủ cháu hay trằn trọc, không sâu giấc, có tiếng động lạ là tỉnh giấc ngay. Sáng dậy rất mệt mỏi. Nhiều khi rất buồn ngủ nhưng nằm xuống lại không ngủ được. Cháu cũng hay đau đầu, nhanh quên và khó tập trung vào một việc. Triệu chứng này xảy ra từ hồi cháu học cấp 3 nhưng không nghiêm trọng bằng bây giờ. Khi công việc căng thẳng, cháu có thể mất ngủ trắng đêm. Mắt cháuxuất hiện quầng thâm và nhìn rất mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và công việc của cháu. Mong được sự tư vấn từ bác sĩ. Cháu cám ơn rất nhiều.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Tất cả các triệu chứng bạn nêu ra rất đặc trưng cho chứng mất ngủ vì trầm cảm. Nhiều người được khuyên là ngồi thiền, yoga,... nhưng khi ngừng thì tình trạng mất ngủ lại tái phát. Vì trầm cảm buộc phải điều trị bằng thuốc. Bạn cần phải điều trị trầm cảm để không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Trần Văn Việt (Kon Tum, 22 tuổi) Chào Bác sĩ! Em năm nay 22 tuổi em là nam, 4 năm trước em bị tai nạn, liệt nửa người. Từ ngày đó, đêm nào em cũng không thể ngủ đượccho đến 3-4h sáng. Đêm nào cũng nằm mê sảng, sáng dậy đau đầu dữ dội. Đêm nào nằm mơ nhiều thì đêm đó ngủ nhiều hơn nhưng không kéo dài. Còn đêm nào không nằm mơ là đêm đó không thể ngủ. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Bạn còn rất trẻ mà đã bị tai nạn, điều này rất đáng tiếc. Những tổn thương ở não rất khó phục hồi, sẽ hình thành các sẹo khiến trong đầu cảm giác như các cơn điện giật nhẹ. Nhiều người đặc biệt mẫn cảm với thời tiết. Như bạn chắc chắn phải dùng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thuốc điều trị.

Tư vấn trực tiếp: Nguy hại của việc mất ngủ

Trần Thị Lan (TP. HCM): Thưa Bác sĩ! Người thân của cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới, chị bị mất ngủ 3 năm sau khi niềng răng. Đi khám Bác sĩ khoa tâm thần nói chị bị trầm cảm và rối loạn vận động mạch não. Ngoài ra, chị còn rất hay tức giận vì những chuyện nhỏ nhặt. Chị ấy thường xuyên thức cả đêm. Vậy cho con hỏi bệnh trầm cảm của chị con có phải do mất ngủ không? Điều trị như thế nào?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Triệu chứng của trầm cảm rất phong phú, trong  đó có mất ngủ. Khi bị trầm cảm, tất cả cơ quan đều yếu đi. Bệnh trầm cảm không được phép dùng thuốc tăng tuần hoàn não vì sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn.

Như bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần để chữa trị. Bệnh trầm cảm rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Vì vậy không cần phải ngại hay xấu hổ khi đi khám chuyên khoa tâm thần.

Độc giả dấu tên: Em gần đây hay bị căng thẳng mất ngủ, khó vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Vậy em muốn hỏi chuyên gia  hiện nay có loại thuốc nào để chữa bệnh mất ngủ  mà không ảnh hưởng đến sức khỏe,ít bị tác dụng phụ?

TS. BS. Nguyễn Công Thực: Bạn cần đi khám chuyên gia tâm lý, chuyên gia tâm thần kinh để có được những tư vấn cụ thể nhằm loại bỏ các nguyên nhân căng thẳng,lo âu trong công việc, sinh hoạt. Nếu cần dùng thuốc chữa mất ngủ thì các bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể phù hợp. Tránh các tác dụng phụ của thuốc do quá liều, do sử dụng kéo dài gây tổn thương gan, thận, não, lệ thuộc thuốc....
Thuốc chữa mất ngủ hiện nay chia làm nhiều nhóm, và được sử dụng cụ thể với những mức độ bệnh khác nhau như nhóm: benzodiazepine, thuốc an thần kinh (aminazin), thuốc không thuộc nhóm benzodiazepine (gardenal), thuốc chống trầm cảm có tác dụng gây ngủ (amitryptilin) bạn muốn biết cụ thể  hơn hãy tìm đọc cuốn: dược lý lâm sàng.
Bạn có thể sử dụng  sản phẩm  HAMOSEN có nguồn gốc thảo dược, với thành phần từ Tinh lá sen và Thảo quyết minh rất an toàn, hiệu quả, ít tác dụng phụ để hỗ trợ tạo giấc ngủ ngon.

Lê Thu Hà (Bắc Ninh): Em 30 tuổi. Em bị mất ngủ 2 năm nay. Em đang dùng laroxyl đã được 1 năm nay. Dùng thuốc em thấy xuất hiện triệu chứng táo bón. Nhiều lần em giảm liều và bỏ thuốc nhưng lại không ngủ được. Vậy em nên chữa trị như thế nào để có giấc ngủ tốt mà không lạm dụng thuốc ạ?

PGS.TS Bùi Quang Huy: Trầm cảm kéo dài hơn 2 năm là trầm cảm mãn tính. Đồng nghĩa là kéo dài suốt đời, và bạn phải uống thuốc suốt đời. Những người như thế này sẽ không có cơ hội nào ngừng thuốc. Bằng chứng là bạn bỏ thuốc thì triệu chứng mất ngủ lại xuất hiện. Trong trường hợp của bạn bạn có thể thay đổi các loại thuốc khác. Nếu bạn không muốn bỏ loại thuốc đang dùng, mà tránh được táo bón bạn có thể ăn khoai lang nướng, su su, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, phải uống nhiều nước và vận động đều đặn.

ThS.BS Lê Thị Hải: Bạn nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và giảm chất đạm. Chất đạm làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Ngoài ra bạn dùng thêm sữa chua, kết hợp các loại quả nhuận tràng như đu đủ, thanh long…

Thu Trang (Đắc Nông): Dạ thưa Bác sĩ! Cháu năm nay 16 tuổi. Cháu hay bị chóng mặt, mất ngủ, người mệt. Vậy cháu uống Vitamin 3B được không? Ngày uống mấy viên?

Ths.BS Lê Thị Hải: Nếu hay mệt mỏi, mất ngủ bạn cần phải đi khám để tìm thêm nguyên nhân. Vitamin nhóm B có tác dụng chữa mất ngủ, nhưng bạn cần phải tìm nguyên nhân.

Võ Hoàng Linh (TP.HCM): Con năm nay 20 tuổi, hiện đang là sinh viên và sống tại TP.Hồ Chí Minh. Hơn 2 tuần nay, con khó ngủ và ngủ không sâu, đau đầu dữ dội. Con được chẩn đoán là do stress. Con cũng hay bị rụng tóc. Con con hay thức khuya, ăn uống không đúng giờ. Con có nên thực hiện phương pháp trị liệu nào không ạ? Chế độ ăn uống ra sao? Con cảm ơn!

ThS.BS Lê Thị Hải: Trường hợp của bạn cũng giống nhiều trường hợp khác. Bạn cần phải thay đổi lối sống phù hợp, khoa học để giấc ngủ dễ đi vào nếp, bạn cần tránh các đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà đặc... ngoài ra, cần vận động nhẹ nhàng, đêu đặn mỗi ngày. Trước khi ngủ bạn có thể ăn chuối hoặc uống sữa. Trà tâm sen hoặc quả cherry cũng rất tốt cho giấc ngủ. Nếu mất ngủ trầm trọng thì vẫn càn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Độc giả dấu tên: Chào chuyên gia tư vấn, do công việc quá tải nên tôi thường bị mệt mỏi, căng thẳng. Đêm về khó ngủ, nằm trằn trọc mãi mới ngủ được, rồi lại thức giấc khi có tiếng động nhẹ, khi thức dậy rất hay trăn trở về công việc và khó ngủ được tiếp. Tôi có tìm hiểu trên báo và được biết HAMOSEN có tác dụng tạo giấc ngủ ngon, chuyên gia có thể cho tôi biết tạo giấc ngủ ngon là như thế nào? Thành phần nào làm nên công dụng này?

TS. BS. Nguyễn Công Thực: Sản phẩm Hamosen có nhiều công dụng nhằm giúp cơ thể có được một sự ổn định về năng lượng, hạn chế và chống tăng mỡ máu, chống tăng cân qua đó giúp cho huyết áp được điều hòa nên chống đau đầu, mệt mỏi. Tức Hamosen có tác dụng chính là hạn chế sự phát triển một số nguyên nhân gây đau đầu, mất ngủ do bệnh lý tăng mỡ máu, xơ vữa mạch máu gây thiếu máu não, đau đầu do tăng huyết áp . Ngoài ra Tinh lá sen và tinh thảo quyết minh đều có tác dụng an thần do đó làm giảm căng thẳng thần kinh, giảm mệt mỏi do đó giúp người sự dụng dể đi vào giấc ngủ, kéo dài giấc ngủ (Nuciferin của tinh lá sen) do đó tạo được giấc ngủ ngon và sâu giấc.

Nguyễn Minh Trang: Chào bác sĩ, Tôi 26 tuổi, vừa sinh bé được 9 tháng và nuôi con bằng sữa mẹ. Sau khi sinh, tôi bị chứng khó ngủ dù có khi rất mệt. Mắt mỏi, ngáp nhiều, trong đầu suy nghĩ nhiều chuyện và cảm giác có một giọng nói trong đầu cứ vang lên. Tôi đã cố gắng không ngủ ngày, không ăn tối, ngâm chân nước nóng trước khi ngủ nhưng gần sáng mới ngủ sâu được, dẫn đến nhức đầu, tâm trạng không ổn định và nhức mỏi tay chân. Tôi nên khắc phục tình trạng bằng cách nào ạ? Chân thành cảm ơn.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Chứng trầm cảm sau sinh là tình trạng thường gặp. Trầm cảm sau sinh khiến người mẹ mệt mỏi vô cùng, hay cáu giận, xuất hiện ý nghĩ tiêu cực, nhiều người có ý định muốn chết. Ngoài ra, hay cảm giác có ảo thanh trong đầu. Tình trạng tương đối nguy hiểm, nếu kéo dài bạn cần đi khám bác sĩ. Bạn nên chia sẻ và tìm sự giúp đỡ từ người thân, từ chồng để giải tỏa tâm lý. Không nên giữ suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.

Lê Hồng Nam (18 tuổi, Phú Thọ): Cháu năm nay 18 tuổi. Trước mỗi kì thi, cháu thường không ngủ được, tinh thần bứt rứt, tim đạp nhanh. Gần đây, cháu hay mệt vào buổi chiều, hay ra mồ hôi chân, không tập trung suy nghĩ, đói nhưng không ăn được nhiều. Cháu đi khám và được xác định là trầm cảm nhưng uống thuốc không đỡ. Có phải tình trạng mất ngủ của cháu là do rối loạn thần kinh thực vật không ạ? Cháu nên khám ở khoa thần kinh hay tâm thần ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.

PGS.TS Bùi Quang Huy: Rối loạn thần kinh thực vật chỉ là một trong những nguyên do, là một trường hợp của bệnh trầm cảm. Điều trị: Các thuốc chống trầm cảm hiện nay khá tốt, nhưng nó chỉ giải quyết được 65%, 35% còn lại có thể do tâm lý. Vì vậy cần kết hợp giữa dùng thuốc và điều chỉnh tâm lý, lối sống.

Chương trình vẫn tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi từ độc giả, tuy vậy, do thời lượng chương trình nên chúng tôi xin tạm kết tại đây. Nếu độc giả có băn khoăn về sức khỏe của mình, bác sĩ Songkhoe.vn sẽ tư vấn tại mục Diễn đàn Hỏi  - đáp. Xin kính chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau.

TP

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!