U bàng quang là loại u chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại u đường tiết niệu và hay gặp thứ 2 trong các u đường tiết niệu sinh dục ở nam giới (sau ung thư tuyến tiền liệt). Thế nhưng u bàng quang có nguy hiểm hay không, triệu chứng của nó là gì thì không phải ai cũng biết.
Một số thông tin cơ bản về u bàng quang
- U bàng quang là loại u chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại u đường tiết niệu và hay gặp thứ 2 trong các u đường tiết niệu sinh dục ở nam giới (sau ung thư tuyến tiền liệt).
- U bàng quang có thể gặp ở các lứa tuổi, phổ biến nhất ở tuổi 40-70.
- Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ.
- Triệu chứng nghèo nàn, thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Bao gồm: tiểu tiện ra máu cục, đau, buốt, đau xương cùng cụt, đau thắt lưng nếu di căn vào xương, phúc mạc và niệu quản.
- U bàng quang dễ tái phát, bệnh nhân phải được chăm sóc và theo dõi lâu dài.
- Nguyên nhân mắc u bàng quang là do di truyền, do di truyền, do thuốc lá, do hóa chất, do sán...
- Khối u bàng quang khởi phát lành tính nhưng khả năng trở thành ác tính rất cao. Sau 10 năm, 10% u bàng quang thể nông trở thành ác tính. U phát triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Vài giờ sau khi tiếp xúc với hóa chất độc, vài lớp tế bào của niêm mạc bị nề, to lên và mất tỷ trọng nguyên sinh chất. Nếu tác nhân gây ung thư được lấy đi thì tế bào lại được phục hồi hoàn toàn.
- Giai đoạn không phục hồi: Tác nhân gây ung thư tiếp tục tác động, trên niêm mạc xuất hiện những ổ quá phát thể nhân hay thể gai.
- Giai đoạn u gai (u nhú): Các u gai tiếp tục phát triển và xâm lấn màng đáy.
- Giai đoạn u ác tính (carcinom): U tiếp tục phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, cuối cùng xuyên hết thành bàng quang, lấn sang các tạng lân cận. Di căn còn theo đường máu và mạch huyết lan xa tới các hạch, phổi, gan, xương...
U bàng quang có nguy hiểm không?
Khối u bàng quang có thể điều trị được. Điều trị u bàng quang phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và sức khỏe người bệnh. Khi u còn nông, chưa xâm lấn, việc cắt u qua nội soi mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi phẫu thuật, phải cắt sâu tới tận lớp cơ bàng quang để lấy hết chân của khối u. Nếu u đã phát triển thì phải phẫu thuật kết hợp điều trị bằng hóa chất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ sống sau 5 năm phẫu thuật của những người có u nông bàng quang là 51%-79%; nếu u đã lan xuống sâu thì tỷ lệ trên chỉ còn 25%-47%.
U bàng quang là triệu chứng bất thường được phát hiện ở người ngoài độ tuổi 40. Có những người bị bệnh u bàng quang từ trẻ nhưng ít gặp hơn. Đa số các trường hợp là u bàng quang lành tính, nếu không có biện pháp kiểm soát có thể tiến triển thành bệnh u bàng quang ác tính, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Vậy cần phát hiện u bàng quang như thế nào?
U bàng quang xuất hiện sau khi các lớp tế bào bên trong bàng quang bị tiếp xúc với hóa chất. Lớp tế bào dần phù nề, phình to và mất đi tỷ trọng nguyên sinh chất. Nếu các tác nhân này được lấy đi nhờ các biện pháp can thiệp phù hợp và đúng thời điểm thì các tế bào được hồi phục.
Tuy nhiên, kéo dài thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại, các tác nhân gây ung thư thì khả năng phát triển thành u bàng quang ác tính rất cao. Trước khi chuyển thành ác tính, đa phần các trường hợp sẽ là u bàng quang lành tính. Tác động của y học và kháng thể cao sẽ ngăn u phát triển và trong một khoảng thời gian nhất định, khối u bàng quang sẽ chung sống hoà bình với cơ thể.
Nếu không thể hồi phục, các tác nhân gây ung thư tiếp tục phát triển. Trên các niêm mạc sẽ xuất hiện u thể nhân hay thể gai. Các gai này tiếp tục phát triển và xâm lấn màng đáy.
U bàng quang ác tính sẽ phát triển theo chiều rộng và chiều sâu và xuyên hết thành bàng quang cũng đồng thời lấn sang các tạng lân cận. U bàng quang ác tính có thể di căn theo đường máu và mạch huyết, phát triển ở phổi, gan và xương.
Bệnh khối u bàng quang có thể phát triển chậm hoặc nhanh tùy thuộc vào mức độ xâm nhiễm của các tác nhân gây ung thư cũng như sức đề kháng của mỗi người. Nhưng đặc điểm chung là từ hầu hết các trường hợp bệnh u bàng quang lành tính sẽ chuyển thành u bàng quang ác tính sau 10 năm.
Do đó, việc thăm khám thường xuyên để kiểm soát bệnh khối u bàng quang là rất quan trọng. Đặc biệt, người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ thông tin để đưa ra quyết định lựa chọn cơ sở y tế thăm khám u bàng quang. Chỉ khi biết rõ tình hình bệnh lý của mình người bệnh sẽ có cơ hội kiểm soát bệnh, điều trị kịp thời, kiểm soát ung thư và ngăn bệnh di căn.
Bệnh viện nào chữa u bàng quang tốt?
Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu nằm dưới sự quản lý của bệnh viện Bạch Mai, được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008, đã góp phần giải quyết được tình trạng quá tải ở các bệnh viện chuyên khoa. Trung tâm được trang bị nhiều loại máy móc, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại trên thế giới phục vụ cho công tác phát hiện sớm và điều trị ung thư hiệu quả hơn.
- Để thăm khám và điều trị ung thư đại tràng, bệnh nhân có thể trực tiếp tới địa chỉ sau: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
*Thời gian làm việc của bệnh viện Bạch Mai:
- Từ thứ 2 đến thứ 7: Sáng : từ 6h30-12h00; Chiều : từ 13h30-18h00.
- Chủ nhật: Bệnh viện tổ chức thăm khám tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu.
Điện thoại: 024 3869 3731
Nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
Bệnh ung thư bàng quang có chữa khỏi được không?
Ung thư bàng quang nên ăn gì?
Có nên mổ U bàng quang ở bệnh viện Việt Đức không?
Tiểu buốt sau khi sinh mổ và những điều cần phải biết
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa hạng II của thành phố Hà Nội, trong những năm qua được sự chỉ đạo của thành phố, Sở Y tế, với sự chủ động của Đảng uỷ, ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên toàn Bệnh viện đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa Ung thư hạng I của thành phố Hà Nội. Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân Ung thư trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra.
Để đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân, năm 2000, bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã được thành lập, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Với chức năng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu của Hà Nội, bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân Ung bướu, kể cả bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế như một bệnh viện tuyến cuối trong lĩnh vực điều trị Ung thư, nhằm góp phần giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện đã không ngừng được đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.
Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3821 1297
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 17:00
Xem thêm:
- Những điều cần biết về bàng quang và bệnh đi tiểu nhiều
- Có nên mổ U bàng quang ở bệnh viện Việt Đức không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!