U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là tình trạng bướu hoặc khối thịt cộm lên. Khối u ác tính có khuynh hướng tấn công các mô bên cạnh. Sự lan rộng cục bộ của u tuyến mang tai sẽ ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt dẫn đến tê liệt mặt ở bên bị ảnh hưởng, cơ mặt rủ xuống và mắt không thể nhắm.

Bệnh u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tailà tình trạng bướu hoặc khối thịt cộm lên. Khối u ác tính có khuynh hướng tấn công các mô bên cạnh. Sự lan rộng cục bộ của u tuyến mang tai sẽ ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt dẫn đến tê liệt mặt ở bên bị ảnh hưởng, cơ mặt rủ xuống và mắt không thể nhắm.

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì?

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì?

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở những tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.

Khối u tuyến nước bọt hầu hết là lành tính và thường được phát hiện ở tuyến mang tai. Khối u ở tuyến nước bọt có thể lành tính hoặc ác tính. 80% khối u nằm ở những tuyến chính là lành tính nhưng nếu ở những phần còn lại, 80% khối u là ác tính.. Khoảng 10-12% khối u tuyến nước bọt mang tai nằm ở tuyến dưới hàm và gần một nửa các khối u đó có thể là ác tính. Tuy nhiên, bệnh nhân thường phát hiện muộn, vì thế, quá trình điều trị trở nên khó khăn.

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì, ai dễ mắc phải bệnh này?

U tuyến đa dạng thường có ở tuyến mang tai có thể gọi là u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai , có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở lứa tuổi 40 và 50. Các u tuyến đa dạng thường chỉ có một và ở một bên. Chúng phát triển chậm và có thể không có triệu chứng. Các khối u tuyến đa dạng để lâu không được điều trị có thể di căn thành u ác tính gây nguy hiểm cho người bệnh.

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì?

Cách phát hiện bệnh u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai

Chẩn đoán như thế nào?

Ngoài các biểu hiện lâm sàng thì các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như: Siêu âm để biết vị trí, kích thước, bản chất khối u, đồng nhất hay nhiều nhân; Chọc hút thử tế bào: là thử nghiệm chẩn đoán có giá trị và nên sử dụng thường quy trước khi điều trị (độ tin cậy từ 58-96%). Kết quả có giá trị khi dương tính, nếu kết quả âm tính không cho phép loại trừ u ác tính. Ngoài ra, các bác sĩ còn chỉ định cho chụp CT scan và MRI giúp đánh giá kích thước, vị trí, giới hạn, bờ, sự xâm lấn, tương quan của khối u hỗn hợp tuyến nước bọt mang với các cấu trúc lân cận. Tuy nhiên, kĩ thuật này không giúp phân biệt chính xác khối u lành hay ác tính nên phải làm thêm sinh thiết mới phát hiện được ra u lành hay u ác.

Nguyên nhân gây ra u tuyến nước bọt trong đó có u tuyến nước bọt mang tai là gì?

Nguyên nhân gây u tuyến nước bọt nói chung và u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai nói riêng vẫn chưa được làm rõ. U tuyến nước bọt không phải bệnh truyền nhiễm và không di truyền. Một số nguyên nhân gây ra sưng u tuyến nước bọt trong đó có u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai chủ yếu có thể là do:

· Phẫu thuật ổ bụng;

· Bệnh xơ gan

· Nhiễm trùng;

· Các bệnh ung thư khác;

· Nhiễm trùng tuyến nước bọt;

· Hội chứng Sjogren

Các loại phổ biến nhất của u tuyến nước bọt là khối u lành tính, thường phát triển ở tuyến mang tai. Các khối u sẽ dần dần tăng kích thước của tuyến này. Một vài trường hợp có thể phát triển thành khối u ác tính (ung thư).

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai là bệnh gì?

Những phương pháp nào dùng để điều trị u tuyến nước bọt mang tai

U tuyến nước bọt hoặc u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai chữa được chỉ khi khối u được tìm thấy và loại bỏ trước khi lan rộng và di căn. Quá trình điều trị thường dùng là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn cả tuyến nước bọt đó cùng vùng lân cận bị ảnh hưởng.

Bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị nếu khối u của bạn không thể loại bỏ hoặc bạn bị tái phát.

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về bệnh u hỗn hợp tuyến nước bọt nói chung và u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai. Qua những biểu hiện, ví dụ nêu trên bạn có thể căn cứ vào đó để có thể nhận biết và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả không đáng có nếu người nhà của bạn hoặc bạn có dấu hiệu mắc u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai. Trường hợp u tuyến nước bọt nguy hiểm bạn đọc nên gặp bác sĩ có chuyên môn để tư vấn không tự ý sử dụng thuốc.

Xem thêm:

  • Ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?
  • HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!