Vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Tiêm phòng lao là một trong những cách phòng bệnh lao hiệu quả nhất cho con trẻ để tránh được các bệnh về lao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bà mẹ không biết vệ sinh vết tiêm phòng lao cho con như thế nào cho đúng khi chỗ tiêm có dấu hiệu bất thường. Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm hiểu vấn đề này.

Tiêm phòng lao là một trong những cách phòng bệnh lao hiệu quả nhất cho con trẻ để tránh được các bệnh về lao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bà mẹ không biết vệ sinh vết tiêm phòng lao cho con như thế nào cho đúng khi chỗ tiêm có dấu hiệu bất thường. Hãy cùngLily & WeCaređi tìm hiểu vấn đề này.

Vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Tiêm phòng lao và những vấn đề cơ bản

Thời điểm để tiêm phòng lao cho trẻ tốt nhất là trong vòng tháng đầu tiên kể từ khi sinh ra, và thời gian tiêm càng sớm bao nhiêu thì càng tốt bất nhiêu. Theo các bác sĩ, để đạt được hiệu quả tốt nhất và tăng khả năng phòng bệnh cao nhất thì trẻ nên được tiêm phòng lao vào tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3.

Khi tiêm phòng lao cho trẻ, mũi kim tiêm thường được đặt ở dưới da chứ không tiêm trực tiếp vào mạch máu, càng không tiêm trực tiếp vào các cơ nên chắc cắn sẽ không xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần theo dõi trẻ để xem cơ thể trẻ có dấu hiệu kháng thuốc tiêm hay dị ứng thuốc hay không để thông báo cho bác sĩ kịp thời.

Khi tiêm cho trẻ thì bố mẹ cần theo dõi trẻ để sớm phát hiện những điểm bất thường, nhờ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi tiêm xong cho trẻ thì mọi ông bố bà mẹ cần nán lại nơi tiêm khoảng nửa tiếng đồng hồ để cùng bác sĩ theo dõi trẻ. Sau khi về nhà, trẻ luôn cần được theo dõi trong vòng 1 – 2 ngày để phát hiện dấu hiệu bất thường nếu có.

Vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Có một số trường hợp mà bắt buộc bố mẹ trẻ phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu gấp – thường xảy ra ở những trẻ quá mẫn cảm với thành phần của thuốc và cơ thế yếu. Những dấu hiệu đó là sốt đột ngột 39 độ C hoặc hơn đi kèm với cơ thể tím tái và co giật chân tay, trẻ thở khó khăn và khò khè, hoặc đơn giản là trẻ khóc liên tục và phát hiện chỗ tiêm bị sưng tấy đỏ... Những trường hợp này cần được xử lý kịp thời để bảo đảm an toàn tính mạng cho trẻ.

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị sốt nhưng là sốt thông thường thì bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể thực hiện lau cơ thể trẻ bằng nước mát nhưng dưới sự chỉ dẫn và theo dõi của nhân viên y tế. Đặc biệt để tránh đau và khó chịu cho trẻ khi vết tiêm bị sưng, bố mẹ có thể chườm lạnh và dùng khăn sạch lau khô cho trẻ.

Thông thường, sau khi tiêm phòng lao khoảng 3 tuần cho đến 1 tháng, bố mẹ sẽ thấy quanh chỗ tiêm có xuất hiện một vài nốt sưng nhỏ và sau 10 - 15 ngày thì những nốt đó sẽ rỉ nước ra, kín miệng rỉ nước rồi đóng vảy. Thật ra đây là một hiện tượng bình thường của phản ứng thuốc và bố mẹ chỉ cần thực hiện vệ sinh vết tiêm phòng lao sạch sẽ cho trẻ là được.

Khi ra dịch nước thì bố mẹ cần lấy khăn sạch lau khô. Nếu có vết loét và có mủ kéo dài từ 3 – 4 tháng thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần lấy khăn sạch lau cho trẻ là được, nếu muốn an toàn hơn thì có thể lau bằng nước muối loãng cho trẻ. Tuyệt đối không dùng các cách vệ sinh khác nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ như bôi chanh, bôi xanh methylen...

Điều cần làm trước khi tiêm phòng lao

Trước khi đi tiêm phòng lao thì các ông bố bà mẹ cần phải biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ, trong trường hợp trẻ không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tiêm thì tuyệt đối không được tiêm. Mọi vấn đề về tình trạng sức khỏe của trẻ cần được tỏ rõ cho bác sĩ để có thể đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

Một số trẻ mắc một số bệnh mãn tính vẫn có thể tiêm phòng lao nhưng cần sự đồng ý của bác sĩ, một số trẻ sẽ được hoãn tiêm tạm thời. Với những trẻ này, vì cơ thể có mắc bệnh nên khả năng xảy ra phản ứng với thuốc tiêm rất cao và phản ứng còn mãnh liệt hơn cả trẻ khỏe nên cần được theo dõi chặt chẽ hơn – và có thể đưa đi cấp cứu kịp thời nếu xảy ra sự cố.

Một số tình trạng của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tiêm hay không đó là tình trạng dị ứng thuốc, tình trạng dị tật bẩm sinh, chế độ ăn uống, các loại thuốc đang sử dụng... hoặc ngay cả việc đã truyền máu hay chưa... Không nên tiêm phòng lao cho trẻ khi trẻ đang bị sốt hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, sởi, viêm da mưng mủ... và không tiêm cho những trẻ thiếu cân, sức khỏe yếu.

Vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Không nên cho trẻ bú quá no trước khi tiêm hoặc để đói trước khi tiêm. Đồng thời trước khi tiêm thì bố mẹ cũng phải vệ sinh thân thể cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng. Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát để tạo điều kiện cho bác sĩ dễ thực hiện việc tiêm phòng lao.

Qua bài viết này, nói chung là mọi loại vaccine đều có khả năng gây một số dấu hiệu bất thường đặc trưng cho trẻ, bố mẹ không nên quá lo lắng và chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là được. Ngoài ra hãyvệ sinh vết tiêm phòng lao thật sạch sẽ cho trẻ để vết tiêm mau lành. Chúc bé khỏe bé mạnh!

Xem thêm:

  • Chăm sóc vết tiêm phòng lao như thế nào?
  • Tiêm phòng lao sau bao lâu thì có sẹo?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!