Vết thương bị mưng mủ làm thế nào?

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

Vết thương bị mưng mủ làm thế nào là điều rất cần thiết, cần phải vệ sinh vết thương với nước sát khuẩn, hay nên thoa thuốc kháng sinh theo chỉ định của các bác sĩ và đến trung tâm y tế nếu như vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng. Hãy theo dõi bài viết sau đây.

Vết thương bị mưng mủ làm thế nào là điều rất cần thiết, cần phải vệ sinh vết thương với nước sát khuẩn, hay nên thoa thuốc kháng sinh theo chỉ định của các bác sĩ và đến trung tâm y tế nếu như vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng. Hãy theo dõi bài viết sau đây.

1. Dấu hiệu cho thấy vết thương bị mưng mủ

Hầu hết các vết thương mà không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ bị nhiễm trùng trong vòng 24 tới 72 giờ kể từ lúc bắt đầu bị thương. Vết thương bị nhiễm trùng sẽ được điều trị y tế kịp thời đồng thời không để lại các di chứng đặc biệt nguy hiểm hay có thể để lại sẹo sau khi lành.

- Vết thương bị nhiễm trùng thường có dấu hiệu sưng đỏ, đau và có mủ. Vùng bị đỏ khoảng 2 - 3mm ở quanh miệng vết thương, đặc biệt là khi vết thương đã được khâu lại, đây là tình trạng bình thường. Tuy nhiên cần phải lưu ý nếu như vùng da bị đỏ ấy có các dấu hiệu lan rộng.

- Đau cũng là một cảm giác thông thường khi bị thương, nhưng hiện tượng đau, sưng cũng chỉ lên tới đỉnh điểm ở ngày thứ hai rồi sau đó giảm dần. Nếu như bị nhiễm trùng lan ra ngoài vết thương, sự xâm nhập của các vi khuẩn sẽ theo kênh bạch huyết tạo nên các vệt đỏ.

- Nếu như nhiễm trùng lan vào trong máu và gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu thì nạn nhân cũng sẽ bắt đầu bị sốt. Nhưng khi vết thương lành dần thì cũng có thể gây ra sưng và đau nhẹ ở các hạch bạch huyết ở vùng bị thương.

Vết thương bị mưng mủ làm thế nào?

2. Vết thương bị mưng mủ làm thế nào?

- Cần phải vệ sinh vết thương thật kỹ để tránh nhiễm trùng.

- Nếu như vết thương bị đỏ nhẹ, hãy thấm hoặc có thể chườm nước muối được pha theo công thức gồm 2 muỗng cà phê muối hòa với một lít nước. Sau đó thì lau khô vết thương. Nên thực hiện 3 lần mỗi ngày và mỗi lần khoảng 15 phút. Nếu như vết thương đã được khâu lại thì không được ngâm nước vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Khi vết thương bị nhiễm trùng mưng mủ sẽ có các biểu hiện dưới đây bạn cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời do đó là các dấu hiệu của việc chuyển nặng như:

- Vết thương gây ra hiện tượng đau đớn nhiều dù đã qua 2 ngày.

- Bệnh nhân bị sốt quá cao mà không rõ nguyên nhân.

- Xuất hiện các vệt đỏ kéo dài ở vết thương hoặc nốt mụn hình thành tại chỗ kim khâu đi qua da.

- Hiện tượng bị nhiễm trùng xảy ra ở trên bề mặt vết thương.

- Bạn có thể thấy mủ ở trong vết thương hay có mủ chảy ra từ vết thương.

- Bệnh nhân có vẻ rất yếu ớt.

Vết thương bị mưng mủ làm thế nào?

3. Làm thế nào để tránh nhiễm trùng vết thương?

- Để phòng ngừa bị nhiễm trùng vết thương bạn nên rửa các vết thương trong vòng 10 phút sau khi bị thương bằng nước sạch và xà phòng để có thể loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm vết thương ở trong nước ấm có pha xà phòng trong khoảng 15 phút. Hãy thực hiện các bước trên ngay khi phát hiện bị thương vì càng để lâu sẽ càng gây ra nguy hiểm. Sau khi đã làm sạch vết thương, hãy thoa một ít thuốc mỡ kháng sinh.

- Bạn nên căn dặn trẻ không được đụng vào các vết bị côn trùng cắn, ghẻ lở hay chỗ da bị dị ứng. Các trường hợp trẻ hôn lên vết thương cũng rất nguy hiểm do vết thương có thể sẽ bị nhiễm khuẩn vì vi khuẩn lan qua từ miệng.

- Hãy giữ vết thương trong vòng 10 phút để cầm máu.

- Phải bỏ lớp da bị bong tróc bằng một cây kéo nhỏ, loại kéo chuyên dụng cho da bị rách bởi các vết xước.

- Thoa một ít thuốc mỡ kháng sinh và che chắn vết thương bằng băng cá nhân hay gạc. Đồng thời phait rửa vết thương, bôi thuốc mỡ, và thay băng và gạc hàng ngày.

- Uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.

- Không được sử dụng các dung dịch cồn hay Merthiolate ở trên vết thương hở vì sẽ gây đau và tổn hại đến các mô thường.

- Không được chạm môi lên vết thương hở do vết thương sẽ bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi trùng có ở trong miệng.

- Hãy để vảy da tự rơi ra và bóc vảy lên có thể để lại sẹo.

Có lẽ đến lúc này bạn đã biết được khi vết thương bị mưng mủ làm thể nào cho đúng, tránh bị nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • Vết tiêm lao mưng mủ nhiều lần
  • Liệu có phải vết thương của bạn có bị nhiễm trùng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!