Vết thương hở có nên băng kín?

Kiến Thức Y Học - 05/14/2024

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh khỏi những vết thương hở do bất cẩn, không may gây nên. Và dù là nhỏ nhưng nếu không có cách xử lý vết thương hở đúng cách có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng, uốn ván gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy vết thương hở có nên băng kín?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể tránh khỏi những vết thương hở do bất cẩn, không may gây nên. Và dù là nhỏ nhưng nếu không có cách xử lý vết thương hở đúng cách có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng, uốn ván gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy vết thương hở có nên băng kín?

Các loại vết thương hở

Có năm loại vết thương hở, được phân loại tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vết thương

1. Mài mòn

Xảy ra khi da chà xát lên bề mặt thô hoặc cứng. Vết chà sát lên bề mặt đường là một thí dụ về mài mòn. Thường không có nhiều nguy cơ chảy máu, nhưng vết thương cần được làm sạch để tránh nhiễm trùng.

2. Vết rạch

Một vật sắc nhọn như dao, mảnh vỡ của thủy tinh, hoặc lưỡi dao cạo, có thể gây ra một vết rạch. Vết rạch có thể bị chảy máu rất nhiều và nhanh chóng. Vết rạch sâu có thể gây tổn hại đến các mô dưới da như gân, dây chằng, cơ, khớp.

3. Vết đâm

Một thủng một lỗ nhỏ gây ra bởi một vật nhọn dài, chẳng hạn như một cái đinh, kim. Đôi khi, một viên đạn có thể gây ra một vết thương thủng (puncture wound) có thể không chảy máu nhiều, nhưng những vết thương có thể sâu, và đủ để phá hủy cơ quan nội tạng. Nếu bạn có một vết thương thủng, thậm chí là rất nhỏ, cũng nên đi khám bác sĩ để xem xét tiêm phòng uốn ván và dự phòng nhiễm trùng.

4. Vết rách

Vết rách là một vết thương sâu hoặc rách da. Tai nạn công cụ và máy móc là nguyên nhân thường gặp của vết rách.

5. Mảng da rách

Mảng da rách là rách một phần hoặc toàn đi của da và mô.

Vết thương hở có nên băng kín?

Chăm sóc vết thương hở

Vết thương nhỏ có thể được điều trị tại nhà. Đầu tiên rửa sạch và khử trùng các vết thương để loại bỏ tất cả dị vật và các mô chết. Có thể dùng gạc và tay ép lên trên vết thương và nâng cao chi để dừng chảy máu và hạn chế sưng. Khi băng vết thương, sử dụng một băng khử trùng hoặc băng (vết thương rất nhỏ có thể lành mà không cần băng) . Bạn phải giữ vết thương sạch và khô trong năm ngày. Bạn cũng nên được nghỉ ngơi.

Đau thường đi kèm với vết thương. Bạn có thể dùng acetaminophen theo chỉ dẫn. Tránh dùng aspirin vói mục đích giảm đau, vì chúng có thể gây ra hoặc kéo dài thời gian máu chảy. Chườm đá nếu có vết thâm tím hoặc sưng. Nếu bạn phải hoạt dộng ngoài trời có thể sử dụng yếu tố chống nắng (SPF), kem chống nắng trên khu vực vết thương cho đến khi hoàn toàn bình phục.

Xử lý vết thương hở sớm nhất có thể

Việc xử lý sớm vết thương có thể giúp vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế tối đa để lại sẹo cho vết thương. Thông thường việc xử lý vết thương qua các giai đoạn sau:

Cầm máu vết thương:việc đầu tiên của xử lý vết thương hở là cầm máu vết thương, việc cầm máu vết thương kịp thời và đúng cách rất quan trọng, nó hạn chế sự chảy máu (nhất là với vết thương lớn và tổn thương mạch máu) gây nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân.

Rửa và lấy dị vật ra khỏi vết thương: rửa sạch vết thương rất quan trọng, nó giúp vết thương không bị nhiễm trùng, giảm hoạt động của các đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, từ đó giúp vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu trên da. Khi xử lý vết thương hở, chuyên gia Nacurgo khuyên bạn nên rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, khi phát hiện còn dị vật bên trong nên nhẹ nhàng loại bỏ dị vật, nếu không thể lấy được nên tới cơ sở y tế, tránh làm tổn thương thêm vết thương.

Dùng băng vết thương:sau khi rửa sạch vết thương và nhẹ nhàng lau khô vết thương nên lấy băng vết thương băng lại. Nếu vết thương lớn nên dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo tạo màng sinh học bao phủ vết thương trước, rồi dùng băng gạc vô khuẩn để che vết thương trong 24- 48h, nếu vết thương nhỏ chỉ cần dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo trên vết thương, vừa giúp bảo vệ vết thương vừa giúp vết thương nhanh lành hơn gấp 3- 5 lần.

Tiêm thuốc phòng uốn ván:nếu nạn nhân tiếp xúc với tác nhân có thể gây uốn ván như gỉ sắt, rác thải, phân động vật... những nguyên nhân này có thể làm bạn bị uốn ván, vì vậy khi gặp những trường hợp này hoặc nghi ngờ mình có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván, lúc này bạn không nên tự xử lý vết thương hở tại nhà mà nên tới cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván, tránh được nguy hiểm do vi khuẩn uốn ván mang lại.

Vết thương hở có nên băng kín?

Vết thương hở có nên băng kín?

  • Có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để điều trị vết thương của bạn. Sau khi làm sạch và có thể gây tê, nhân viên y tế có thể đóng vết thương bằng cách sử dụng keo da, chỉ khâu, hoặc mũi khâu. Bạn có thể phải tiêm vacxin uốn ván nếu bạn có một vết thương thủng.

  • Thuốc giảm đau và kháng sinh.

  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu vết thương có nhiễm trùng hoặc có nguy cơ cao nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết. Nếu một phần cơ thể bị đứt rời, phải đưa đến bệnh viện để có thể làm phẫu thuật để nối lại.

  • Điều quan trọng là phải luôn luôn rửa tay của bạn và làm việc trên một bề mặt sạch khi thay băng vết thương. Khử trùng và làm khô vết thương thật sạch trước khi băng kín vết thương lại. Vứt bỏ băng cũ và băng trong túi nhựa dành cho chất thải y tế.

Xem thêm:

  • Liệu có phải vết thương của bạn có bị nhiễm trùng
  • Bỏ túi các bí quyết giúp mau lành vết thương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!