Vì sao người già dễ gãy xương hơn người trẻ?

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Cơ thể con người có nhiều bộ phận tạo thành và có chức năng riêng của từng bộ phận. Bộ xương có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể, tạo nên bộ khung của cơ thể để bảo vệ các cơ quan ở bên trong, kết hợp với cơ làm cho cơ thể vận động, đi lại được. Tuy nhiên, Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao người già dễ gãy xương hơn trẻ em không? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Cơ thể con người có nhiều bộ phận tạo thành và có chức năng riêng của từng bộ phận. Bộ xương có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể, tạo nên bộ khung của cơ thể để bảo vệ các cơ quan ở bên trong, kết hợp với cơ làm cho cơ thể vận động, đi lại được. Tuy nhiên, Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra, tế bào thần kinh giảm, sức bền, độ chính xác kém làm cho người ca tuổi phản ứng chậm chạp nên hay bị ngã. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc vì saongười già dễ gãy xương hơn trẻ em không? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Vì sao người già dễ gãy xương hơn người trẻ?

Sơ lược về thành phần cấu tạo bộ xương

Trong xương có thành phần chủ yếu là canxi, ngoài ra còn có các tế bào xương, các sợi và các chất căn bản (muối khoáng và các hoạt chất Collagen). Tất cả các thành phần này sẽ được phối hợp với nhau để tạo nên độ rắn chắc và độ đàn hồi của toàn bộ hệ xương khớp trong cơ thể chúng ta.

Hệ xương khớp có vai trò rất quan trọng

- Tạo thành bộ khung xương để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp định hình được chiều cao và dáng đứng của con người.

- Đóng vai trò như một lớp áo bảo vệ để bảo vệ cho các cơ quan “lục phủ ngũ tạng” được an toàn. Chẳng hạn như xương sọ thì giúp bảo vệ bộ não, xương sườn giúp bảo vệ trái tim và lá phổi, xương cột sống thì bảo vệ toàn bộ tủy sống.

- Duy trì, cân bằng và giúp con người có khả năng thực hiện tất cả mọi hành động phức tạp, cho nên nếu ai đó mà không có xương thì có khả năng sẽ biến thành động vật thân mềm như ốc sên chẳng hạn.

Ngoài ra, có một yếu tố nhỏ nhưng có vai trò rất lớn đó là tủy xương có vai trò tạo ra huyết cầu và đóng vai trò trao đổi chất trong cơ thể.

Vì sao người già dễ gãy xương hơn người trẻ?

Người già dễ bị gãy xương

Vì sao người già dễ gãy xương hơn trẻ em? Thực tế không thể phủ nhận là hệ xương khớp của chúng ta sẽ không ngừng bị thoái hóa ngay từ khi chúng ta bắt đầu biết vận động. Tuy nhiên, khi còn trẻ thì mức độ thoái hóa lại chậm hơn so với mức độ tái tạo mô xương mới. Nhưng khi tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa lại càng nhanh, quá trình tái tạo lại chậm dần nên khiến hệ xương khớp không còn được khỏe mạnh như trước – và đây là lý do vì so người già dễ gãy xương.

Càng về già, các hoạt chất Collagen và hàm lượng Canxi trong xương đều giảm đi. Ngoài ra thì khung xương còn phải chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, tập tính sinh hoạt, môi trường sống, việc làm... nên thường thấy những người ở tuổi trung niên có quá trình lão hóa là nhanh nhất vì phải hoạt động nhiều.

Càng về già, xương không chỉ giòn và dễ gãy mà các vết thương tác động lên hệ xương khớp còn rất khó lành. Do đó, người có tuổi cần phải tránh làm việc quá sức, bưng bê vác nặng, tránh không đi nhiều ở những nơi có địa hình gồ ghề, hiểm trở hoặc trơn trượt... để giảm thiểu tai nạn xương khớp.

- Những trường hợp khiến cho người cao tuổi hay bị gãy xương nhất đó là bị trượt sàn nhà, trượt sàn nhà vệ sinh, trượt sàn xe bus hay xe lửa, bị vấp bậc thềm, bị ngã từ trên giường xuống.

- Những tư thế ngã khiến xương bị gãy thường là đập mông xuống đất mạnh, dùng tay chống xuống đất khi ngã, bị ngã khuỵu đập đầu gối xuống đất.

- Những vị trí có tổn thương nặng nề nhất khi bị gãy xươngđược kể đến là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, vỡ xương bánh chè, gãy ngón chân, gãy ngón tay hoặc trật khớp tay.

- Mức độ đau của người người bệnh phụ thuộc vào vị trí gãy xương và mức độ gãy xương được liệt kê theo thang: đau nhẹ, đau nặng, rất đau, đau không cử động được...

Vì sao người già dễ gãy xương hơn người trẻ?

Vị trí gãy xương thường gặp ở người cao tuổi?

- Chi trên: gãy đầu dưới xương quay (do ngã chống bàn tay), cổ phẫu thuật cánh tay (do ngã đập vai hay chống khuỷu), đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay (do ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng).

- Chi dưới: gãy cổ xương đùi (do ngã đập hông, đập mông), xương bánh chè (do ngã đập gối), ngón chân (do đi vấp ngã, va quệt bậc thang, chân bàn, chân ghế). Đặc biệt là gãy nền xương bàn 5 do lật nhẹ bàn chân hay cổ chân, sau đó thấy đau hoặc sưng mu bàn chân, cảm giác khó chịu dọc theo bờ ngón út. Nhiều người ban đầu tưởng bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật. Sau nhiều ngày không hết mới đến đi phim X-quang và phát hiện gãy xương.

- Cột sống và khung chậu: gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, 4, 5 hoặc xương tọa khi bị ngã ngồi đập mông xuống đất. Cũng có khi ngã ngả lưng ra sau đâm trúng vật cứng như cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang...gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng.

Phòng ngừa chấn thương gãy xương ở người cao tuổi

Phòng tránh tai nạn gãy xương ở người cao tuổi là điều rất cần thiết và cần có sự quan tâm của những người xung quanh, đồng thời phải phối hợp nhiều biện pháp với nhau để tăng khả năng giúp người già tự bảo vệ bộ xương của chính mình:

- Thay đổi môi trường sống cho phù hợp với sức khỏe người già. Trong nhà luôn cần có đủ ánh sáng và không để các vật nuôi chạy, nhảy lung tung.

- Nhà cửa cần được thông thoáng, sạch sẽ và nền nhà lẫn thảm chùi chân đều cần được chống trơn trượt (nhất là khi vừa lau nhà xong hoặc nhà lát đá hoa trơn).

- Nhà vệ sinh nên được đặt gần với phòng ngủ.

- Cẩn thận với sự nô đùa, nghịch ngợm của các em bé (hay nhảy lên người ông, bà và dễ va chạm làm xô ngã người già).

- Dùng giày dép phù hợp kích cỡ và có tác dụng trợ giúp đi lại, chống trơn trượt (điều này rất cần thiết với những người mắt kém, khớp thoái hóa, yếu cơ).

- Chăm chỉ tập thể dục dưỡng sinh để làm tăng cường sức mạnh của các bó cơ, cải thiện thăng bằng và dáng đi.

- Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Qua bài viết này bạn đã biết vì sao người già dễ gãy xương rồi phải không? Nếu trong nhà bạn có người già thì hãy chú ý quan sát thật nhiều, đồng thời giúp đỡ cảnh báo họ để tránh trường hợp thương tích dẫn đến gãy xương nhé.

Xem thêm:

  • Báo động nhiều bệnh nhân gãy xương không được điều trị
  • Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy xương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!