Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 12/21/2024

Trong suốt những tháng ngày bồng bế, nuôi dưỡng con từ khi mới lọt lòng. Những thay đổi, cử chỉ của con trong những giai đoạn phát triển luôn khiến cho mẹ vui mừng. Niềm hạnh phúc vỡ òa, khi cả gia đình thấy được nụ cười tự nhiên đáng yêu của trẻ. Nhiều bé khi đi ngủ bé vẫn cười. Vì sao lại như vậy nhỉ?

Trong suốt những tháng ngày bồng bế, nuôi dưỡng con từ khi mới lọt lòng. Những thay đổi, cử chỉ của con trong những giai đoạn phát triển luôn khiến cho mẹ vui mừng. Niềm hạnh phúc vỡ òa, khi cả gia đình thấy được nụ cười tự nhiên đáng yêu của trẻ. Nhiều bé khi đi ngủ bé vẫn cười. Vì sao lại như vậy nhỉ?

Giai đoạn trẻ bắt đầu cười

Nếu các ông bố, bà mẹ để ý kỹ thì từ khi sinh ra trẻ sơ sinh đã có thể biết cười. Tuy nhiên, nụ cười này chỉ là sự phản xạ tất yếu và chúng ta thường thấy bé hay cười khi bé buồn ngủ hoặc khi ngủ. Chính vì điều này, có những bậc phụ huynh tỏ ra vô cùng thích thú khi thấy trẻ sơ sinh cười khi ngủ. Tuy nhiên cũng có khá nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, vì hiện tượng "lạ" này xảy ra đối với con mình.

Trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng, mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy nụ cười của con theo kiểu thích thú chứ không phải là sự phản xạ như trước kia. Lúc này não bộ của bé đã bắt đầu phát triển hơn, có thể cảm nhận được những thú vị từ mọi thứ xung quanh. Chính vì thế những câu nói, những cái mỉm cười, đùa giỡn cùng với con của bố mẹ cũng sẽ khiến bé bật cười thư giãn.

Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Ngay từ khi mới sinh, trẻ có thể mỉm cười một cách tự nhiên

Vậy trẻ sơ sinh cười khi ngủ có sao không?

Có thể thấy tình trạng trẻ sơ sinh cười khi ngủ thường hay gặp nhất ở những bé từ khi chào đời cho đến khoảng 1 tháng tuổi, đây là nụ cười theo phản xạ tự nhiên chứ không có biểu lộ cảm xúc của con.

Khi đó bé có thể cười một cách tự phát khi muốn ngủ, muốn ăn, hay ngay cả khi mơ màng lúc ngủ... Đây là vấn đề hết sức bình thường, mà các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Vì bắt đầu khoảng tháng thứ 2 thì bé sẽ lớn hơn một chút, và lúc này nụ cười lúc ngủ sẽ càng giảm dần theo sự phát triển của trẻ.

Trên thực tế có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vẫn không cười ngay khi ngủ, hoặc một thời gian dài sau đó. Nếu như trẻ được 3 tháng tuổi, nhưng vẫn chưa có biểu hiện cười hay nhếch môi thì mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Vì đa phần, hầu hết các trẻ sơ sinh đều có biểu hiện cười khi ngủ.

Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Trẻ sơ sinh cười khi ngủ là nụ cười theo phản xạ một cách bình thường

Mách mẹ cách để trẻ sơ sinh luôn mỉm cười

Nụ cười của con luôn là điều mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn nhìn thấy, nó có thể xóa tan đi cảm giác mệt mỏi của bố mẹ mỗi khi căng thẳng và mệt mỏi. Và bạn có thể yên tâm rằng, con bạn có thể biết cười ngay từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, càng lớn lên thì nụ cười của trẻ là biểu hiện của sự tích cực; của sự vui vẻ và thích thú.

Chính vì thế, hãy để con luôn mỉm cười mỗi khi nhìn thấy bố hoặc mẹ. Hãy tạo thói quen, để bé biết rằng nụ cười của con quan trọng như thế nào đối với chúng ta. Cả bố và mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng với con, có thể đó là ánh mắt tươi vui cùng với nụ cười kèm theo. Có thể làm mặt hề để trêu bé, hay dùng tay kích thích hoặc mơn trớn quanh bụng để bé cười nhiều hơn. Ban đầu nụ cười của con chỉ đơn giản là cười mỉm, cười thầm. Nhưng càng về sau, khi bé càng phát triển mẹ sẽ nghe được con cười khúc khích và cuối cùng bé có thể cười phát ra thành tiếng.

Vì sao trẻ sơ sinh cười khi ngủ?

Mẹ có thể chơi đùa cùng con để bé có thể luôn mỉm cười mỗi khi nhìn thấy bạn

Nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý, không phải bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng có thể cười hay thích những trò đùa từ bố mẹ. Chính vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng quá việc chọc bé cười. Nếu con bạn tỏ ra khó chịu, thì nên hạn chế và hãy từ từ để thay đổi. Đừng nên làm một cách dồn dập, vội vã sẽ khiến bé đâm ra sợ sệt không tốt cho quá trình phát triển sau này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!