Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em.

Bệnh viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em.

Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?

Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và cả thanh quản.

Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Các bộ phận của đường hô hấp dưới một phần chức năng thực hiện lọc không khí và phần chức năng còn lại là trao đổi khí.

Là cơ quan đầu ngoài cùng tiếp xúc với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường đều do đường hô hấp trên gánh chịu hết như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, kể cả các virus, vi khuẩn, nấm mốc. Bởi thế, nếu xét về tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thì tỷ lệ bệnh mắc đường hô hấp trên chiếm phần lớn so với tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp khác.

Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm đường hô hấp trên là một chứng bệnh thường gặp hàng năm, mắc tái diễn, nhiều lần và là một chứng bệnh chủ yếu gây giảm giờ làm và giờ học của nhóm người mắc bệnh trên toàn thế giới. Mặc dù là loại bệnh “tự khỏi” nhưng những phiền toái do chúng gây ra cũng đủ tạo ra những thiệt hại đáng kể về sức khoẻ và kinh tế.

Bệnh viêm đường hô hấp thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đồng thời tiết lạnh và mùa hanh khô trùng với mùa của bệnh hen, viêm phế quản mạn, viêm phổi.

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên thường thấy

Bằng những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học, người ta thấy đa phần nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên là các virus: liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm...

Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.

Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.

Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).

Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Triệu chứng

Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 400C. Kèm theo sốt, trẻ thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.

Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.

Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè... Sau đợt cấp, nếu không chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.

Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em càng sớm bé càng mau khỏi

  • Khi trẻ có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám và dùng thuốc chữa bệnh viêm đường hô hấp trên theo chỉ định của bác sĩ.

  • Không cho trẻ ăn kiêng. Khi trẻ mắc bệnh cần phải được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng. Các triệu chứng của bệnh làm cho bé khó ăn, không muốn ăn..nhưng bố mẹ không nên chiều lòng con mà cần phải khéo léo chia nhỏ thành từng bữa ăn để trẻ vẫn nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất sơ và vitamin.

  • Để chữa triệu chứng sốt: bé cần được trườm mát bằng khăn. Nếu trẻ sốt cao quá hoặc sau 2 ngày không thuyên giảm thì lúc đó mẹ có thể dùng những thuốc hạ sốt như: Panadol, Biviadol, Efferalgan, Tylenol...

  • Để chữa triệu chứng sổ mũi: Mẹ dùng nước muối chuyên dụng để nhỏ mũi, làm sạch mũi cho bé. Nên làm như vậy trước khi bé ăn, bé bú.

  • Để chữa triệu chứng ho: mẹ nên tìm hiểu một số phương pháp chữa ho cho bé tại nhà. Mẹ tham khảo thêm tại cách chữa ho cho bé bằng mật ong.

  • Khi bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè trong quá trình chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, mẹ cần đưa bé nhập viên ngay để được bác sĩ tư vấn về hướng điều trị tiếp theo.

Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên khi trẻ vào mùa không khó

  • Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên phải:
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân .
  • Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh.
  • Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao .Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa...

Xem thêm:

  • Bài thuốc dân gian chữa viêm đường hô hấp trên
  • Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!