Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Y Học Cổ Truyền - 11/24/2024

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý rất thường gặp ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là nữ giới. Ở người cao tuổi, bệnh gây ra rất nhiều phiền toái bởi lúc này, hệ xương khớp đã bị lão hoá.

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý rất thường gặp ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là nữ giới. Ở người cao tuổi, bệnh gây ra rất nhiều phiền toái bởi lúc này, hệ xương khớp đã bị lão hoá.

Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý rất thường gặp ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là nữ giới. Ở người cao tuổi, bệnh gây ra rất nhiều phiền toái bởi lúc này, hệ xương khớp đã bị lão hoá.

Xương cùng chậu nằm ở giữa 2 mông, phía sau của 2 cánh xương chậu và tiếp giáp với xương cùng cụt phía dưới cột sống thắt lưng. Bệnh lý viêm khớp cùng chậu là hiện tượng xảy ra khi 2 khớp cùng chậu nói trên bị viêm, gây cảm giác đau đớn dữ dội cho người bệnh, nhất là lúc ngồi xuống.

Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Viêm khớp cùng chậu rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau thần kinh toạ và đau thắt lưng. Đặc biệt, theo trang thuocthang.vn, tỷ lệ bệnh nhân đau thắt lưng thấp mắc bệnh lý khớp cùng chậu lên tới 30%.

Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu rất đa dạng và có sự khác biệt giữa nữ giới với nam giới. Nhiều người do mắc các bệnh đại tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục,... dẫn tới biến chứng là viêm khớp cùng chậu. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, khi thai nhi lớn sẽ chèn ép lên tiểu khung và bàng quang, khiến vùng khung chậu bị ứ huyết. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng lan từ cơ quan sinh dục, tiết niệu lên vùng khớp cùng chậu gây viêm khớp cùng chậu.

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

  • Cảm giác đau âm ỉ ở vùng cột sống thắt lưng, đau dữ dội mỗi khi cử động mạnh khiến bệnh nhân không thể ngồi lâu một chỗ hoặc xoay hay nghiêng người.
  • Đau xương cùng chậu kèm theo cảm giác tê cứng hai chân, đau lan xuống đùi và có dấu hiệu teo cơ vùng mông đùi, teo mông.
  • Bụng dưới đau âm ỉ, đại tiêu chảy máu, đau và có mùi khó chịu.
  • Mỗi khi quan hệ tình dục thấy đau.
  • Người thấy rét run, buồn nôn, nôn, sốt,...
  • Thường xuyên bị mất ngủ, có cảm giác khó chịu, bất an, lo lắng.

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu ở nam giới

  • Cảm giác đau ở vùng chậu hông giữa 2 mông, cột sống thắt lưng cùng.
  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm giác này càng rõ rệt hơn nếu người bệnh lái xe máy đường xa, ngồi lâu, xoay, ngửa hoặc cúi người.
  • Tê cứng khớp xương chậu, cảm giác đau dần lan xuống đùi, cẳng chân, chân như bị đau thần kinh toạ.
  • Lâu ngày có thể bị teo cơ mông, cơ đùi.

Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Biến chứng của viêm khớp cùng chậu

Nếu để lâu không được điều trị, viêm khớp cùng trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động, khiến người bệnh không thể ngồi lâu để làm việc hoặc gặp khó khăn trong việc xoay, nghiêng, cúi người do cứng cột sống thắt lưng và cổ.

Mặt khác, viêm khớp cùng chậu có thể lan rộng và làm tổn thương dây thần kinh toạ, thậm chí có thể làm teo cơ đùi và teo cơ mông. Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài triền miên khiến người bệnh vô cùng khó chịu, lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, một số ít trường hợp bị viêm khớp cùng chậu ở nữ giới lâu ngày có thể dẫn tới dính khớp, khiến khung chậu không thể giãn ra được trong thời gian mang thai và làm tăng nguy cơ khó sinh, phải đẻ mổ.

Cách điều trị và phòng bệnh viêm khớp cùng chậu

Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp Tây y

Thông thường, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những loại kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc kháng sinh đồ để điều trị bệnh lý viêm khớp cùng chậu. Những trường hợp nặng cần phải sử dụng phối hớp các loại thuốc ceftriaxone, cefotaxime với gentamycine, clindamycine, roxithromicine, azithromycine, metronidazole,...

Việc điều trị triệu chứng cần dùng tới các loại thuốc giảm đau, chống viêm, kết hợp với tiêm corticoid vào vùng khớp cùng chậu. Trong giai đoạn lui bệnh, người bệnh cần tập thể dục theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để duy trì chức năng vận động của cột sống, tránh những tư thế xấu sau này.

Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp Đông y

Trong Đông y, viêm khớp cùng chậu được xếp vào chứng tỳ và yêu cướp thống. Vì vậy, cả nữ giới và nam giới mắc bệnh đều có thể dùng phép bồi bổ lục phủ ngũ tạng, khơi thông khí huyết và đưa phòng hàn thấp ra khỏi cơ thể. Mỗi một thể viêm khớp cùng chậu sẽ có bài thuốc điều trị riêng.

Trong đó, bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh được xem là “cứu tinh” của những người bị viêm khớp cùng chậu nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung. Bài thuốc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như bạch truật, ngưu tất, hy thiêm thảo, thổ phục linh,... nên điều trị trực tiếp căn nguyên gây bệnh, giúp điều trị viêm khớp cùng chậu triệt để.

Tuỳ vào mức độ bệnh và nguyên nhân khác nhau mà mỗi bài thuốc sẽ được gia giảm liều lượng cho phù hợp. Bài thuốc đã giúp hàng nghìn người khỏi bệnh viêm khớp cùng chậu và được nhiều chuyên gia xương khớp đánh giá cao.

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm khớp cùng chậu

Nằm ngửa trên sàn, chân trái co sát ngực, dùng hai tay vòng lấy chân, giữ cơ thể ở tư thế thẳng rồi quay hết cỡ sang bên phải cho tới khi đầu gối chạm sàn. Lúc này lại quay ngược sang bên trái, nghiêng người hết mức sao cho đầu gối chạm sàn. Thực hiện lần lượt cho mỗi bên chân rồi đổi sang chân còn lại. Áp dụng bài tập này đều đặn từ 30 – 40 phút mỗi ngày sẽ rất tốt cho việc tập luyện khung xương chậu, giúp điều trị và phòng ngừa viêm khớp cùng chậuhiệu quả.

Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày nguy hiểm như thế nào?

Phòng bệnh viêm khớp cùng chậu

Để ngăn ngừa viêm khớp cùng chậu, cần áp dụng phối hợp các biện pháp sau:

  • Điều trị tích cực và tận gốc các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm đại trực tràng.
  • Uống nước đầy đủ, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng để phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu.
  • Với phụ nữ, cần giữ vệ sinh vùng kín tốt, nhất là trong kỳ kinh nguyệt.
  • Điều trị triệt để các căn bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục, nhất là với nữ giới trong độ tuổi sinh nở như viêm âm hộ, vòi trứng, tử cung, âm đạo.
  • Phòng tránh và xử lý tốt những chấn thương vùng đáy chậu, dập đứt niệu đạo để phòng bệnh viêm khớp cùng chậu.

Minh Thùy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!