Viêm VA và viêm Amidan là loại bệnh thường hay gặp trong tai mũi họng ở trẻ. Cả hai đều có những dấu hiệu nhận biết gần giống với nhau và cũng đều có những biểu hiện tương tự nhau. Vậy viêm VA khác viêm Amindan như thế nào? Lily & WeCare sẽ cùng độc giả tìm hiểu rõ về điều này thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về viêm VA và viêm Amidan
Muốn biếtviêm VA khác viêm Amindan như thế nào, trước hết, chúng ta cần phải biết hai loại bệnh này là như thế nào. Khi trẻ bị viêm VA mạn tính sẽ hay bị chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài và thở bằng miệng. Còn trẻ bị viêm Amidan mạn tính sẽ hay bị sốt vặt, ngứa và rát họng, khi nuốt bị vướng, hay khạc nổ do xuất tiết, do hơi thở hôi, do ho khan...
Amidan là một cấu trúc giống như cục thịt nhưng thực tế, nó là các hạch bạch huyết, nó nằm ở 2 bên phía đằng sau họng, giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường mũi hoặc qua đường miệng. Bệnh viêm Amidanthường xảy ra khi có tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus bị quá tải, khiến chúng sưng lên và viêm nặng. Còn VA là một tổ cức lympho ở vòm mũi họng. Khi cả tổ chức này viêm, phát thành khối to (còn gọi là bị sùi vòm họng) thì sẽ khiến việc hít thở không khí bị cản trở. VA sẽ phát triển đến khi 6 tuổi thì hết hẳn nhưng cũng có người lớn vẫn bị.
Cả viêm VA và viêm Amidan đều hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện, sức đề kháng cũng yếu. Dù là căn bệnh phổ biến nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa phân biệt được khi nào trẻ bị viêm VA và khi nào thì bị viêm Amidan cũng như cách điều trị hai loại bệnh này.
Làm sao để phân biệt giữa viêm VA và viêm Amidan?
Như đã nói ở trên, viêm VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi viêm sẽ phát ra thành khối to, gây ra cản trở cho việc hít thở không khí. Còn viêm Amidan là nằm ở 2 bên phía sau họng, nó có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nguồn gốc của bệnh viêm Amidan là do bị nhiễm khuẩn hay do virus gây quá tải và khiến Amidan sưng, viêm.
Cụ thể:
- Triệu chứng:
- Khi bị viêm VA, trẻ sẽ sốt cao từ 38 – 39 độ C, mũi bị nghẹt và chảy nước, chán ăn, hơi thở có mùi hôi, quấy khóc vì cơ thể mệt mỏi. Bước vào giai đoạn viêm VA mạn tính, trẻ sẽ bị chảy nước mũi và nghẹt mũi lâu hơn, đôi khi bị nghẹt hoàn toàn khiến trẻ phải thở bằng đường miệng. Lúc này, gương mặt trẻ cũng có sự thay đổi như: trán dô, miệng há, răng vẩu, mũi bị tẹt, cằm lẹm.
- Khi bị viêm Amidan cấp tính, trẻ cũng sốt cao từ 38 – 39 độ C, người cảm thấy mệt mỏi, đầu đau, nuốt thấy họng đau và nhói lên tai. Khi bệnh sang Amidan mạn tính thì trẻ sốt vặt, bị ngứa họng và rát họng, hay khạc nhổ, hơi thở hôi và bị ho khan. Nếu như chuyển sang giai đoạn nặng hơn là giai đoạn quá phát, trẻ sẽ thở khò khè, đêm ngủ ngáy và có thể bị ngưng thở.
- Biến chứng:
- Khi bị viêm VA, các biến chứng mà trẻ thường hay gặp sẽ gồm viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, áp xe thành sau của họng...
- Mắc viêm Amidan thì biến chứng cũng gần giống với viêm VA như: viêm mũi xoang, viêm tai giữa, còn có cả áp xe quanh Amidan, viêm cầu thận cấp, viêm mủ hạch cổ, nhiễm trùng máu, sốt thấp khớp cấp (viêm đa khớp, viêm cơ tim)...
- Kỹ thuật điều trị:
- Khi điều trị bệnh viêm VA, các bác sĩ sẽ dùng một số kỹ thuật cụ thể như: nạo VA bằng thìa, dùng thiết bị cắt hút, kỹ thuật nội soi hoặc dùng năng lượng điện sóng cao tần để điều trị.
- Cònviêm Amidan, bệnh nhân có thể sẽ cắt Amidan. Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp như: dùng điện cao tần, dao mổ đơn cực, laser, dao siêu âm, sóng điện từ, thiết bị cắt hut...
Viêm amidan.
Làm cách nào để tăng sức đề kháng và phòng ngừa viêm VA, viêm Amidan?
Thường thì viêm VA và viêm Amidan sẽ dễ tấn công những trẻ có đề kháng yếu hơn, chỉ cần thời tiết thay đổi một chút, bé nhiễm lạnh hoặc nhiễm nước mưa, đứng nắng quá lâu thì cơn sốt của triệu chứng viêm VA hoặc viêm Amidan sẽ kéo đến. Với những trẻ nhỏ, sẽ khó để có thể tiến hành cắt Amidan hay nạo VA, thế nên điều trị nội khoa bằng kháng sinh sẽ là lựa chọn của hầu hết các trường hợp bị viêm.
Để giúp con có sức đề kháng tốt, chống lại những trường hợp bị viêm VAhoặc viêm Amidan, mẹ nên dùng các cách như:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho con. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho con bạn có sức đề kháng tốt, nhờ đó mà vi khuẩn khó có thể tấn công. Tăng cường hệ miễn dịch còn giúp cho cơ thể chống được viêm nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên: Răng miệng khi không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến cho bệnh viêm VA và viêm Amidan phát triển mạnh. Khi vi khuẩn ở trong vòm họng phát triển nhanh thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và gây viêm là điều dễ hiểu. Vậy nên, các bố mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ và thường xuyên.
- Bỏ những thói quen xấu: Phòng ngừa VA và Amidan, bố mẹ cần giúp con khắc phục được những thói quen xấu như: ngậm đồ vậy, cắn móng tay, mút tay... bởi vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể khi trẻ làm như vậy.
Trên đây là những cách để bố mẹ phân biệt được hai loại bệnh viêm ở trẻ. Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã giải đáp được câu hỏi “viêm VA khác viêm Amindan như thế nào?” và tìm ra được cách giúp trẻ phòng tránh được hai căn bệnh này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!