Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 04/19/2024

Xuất huyết giảm tiểu cầu hiện đã xác định là do tiểu cầu ở máu ngoại vi bị phá huỷ quá nhiều do miễn dịch, do cơ thể tự sinh kháng thể kháng tiểu cầu. Nguyên tắc điều trị là điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc giảm miễn dịch cho bệnh nhân. Vì là bệnh tự miễn nên khó có thể điều trị khỏi.

Xuất huyết giảm tiểu cầu hiện đã xác định là do tiểu cầu ở máu ngoại vi bị phá huỷ quá nhiều do miễn dịch, do cơ thể tự sinh kháng thể kháng tiểu cầu. Nguyên tắc điều trị là điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc giảm miễn dịch cho bệnh nhân. Vì là bệnh tự miễn nên khó có thể điều trị khỏi.

Tìm hiểu về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu (ITP) là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, do chính những trục trặc tại hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra. Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa: Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn) là một rối loạn đông máu - cầm máu do kháng thể kháng tiểu cầu của người bệnh tự phá hủy tiểu cầu của chính bản thân.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm như thế nào?

  • Trong ba loại tế bào chính của máu là tiểu cầu hồng cầu và bạch cầu có thể nói loại tế bào nào cũng có tầm quan trọng. Đối với tế bào tiểu cầu thì nó có chức năng trong việc đông cầm máu tại vị trí chảy máu của cơ thể. Vì thế, nếu cơ thể thiếu hay giảm nhiều tiểu cầu sẽ dẫn đến việc quá trình đông cầm máu không hiệu quả, người bệnh bị xuất huyết chảy máu ồ ạt thì nguy hiểm đe dọa tính mạng.

  • Bệnh xuất huyết giảm tiếu cầu đối với nhiều bệnh nhân rất nguy hiểm. Đặc biệt những bệnh nhân kháng thuốc, không đáp ứng bất cứ một phương pháp điều trị Tây Y nào như dùng tân hóa dược, corpitoid, thậm chí biện pháp cuối cùng là cắt lách nhưng chỉ một thời gian ngắn bệnh lại tái phát.

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu có tới 80-90% bệnh nhân tự phục hồi hoặc sau quá trình điều trị có thể 3 tháng đã phục hồi hoặc 6 tháng có bệnh nhân 12 tháng. Tuy nhiên những bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn mãn tính thì tiểu cầu thấp kéo dài hoặc luôn tái diễn. Những bệnh nhân này mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng nếu không cầm máu ngay dẫn đến xuất huyết ồ ạt rất có thể tử vong ngay. Đối với các bệnh nhân này cần có các biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, mũi miệng và nội sọ.

  • Trên thế giới, tỷ lệ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu không quá cao, đặc biệt ở trẻ em, bệnh thường diễn biến cấp tính, có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được nhận thức đúng đắn về căn bệnh này, người bệnh thường chủ quan, dẫn tới nhập viện khi tình trạng giảm tiểu cầu đã quá nặng. Nguyên nhân của tình trạng chủ quan này là do những biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu thường không đặc hiệu cho bệnh, có thể gặp trong nhiều bệnh lý và cả trong sinh hoạt hàng ngày, như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, bầm tím...

  • Việc tiểu cầu giảm quá mức, có thể dẫn tới những biểu hiện nguy hiểm hơn như: xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, hoặc thậm chí xuất huyết nội sọ..., làm tăng nguy cơ tử vong.

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu thường là cấp tính, khoảng 20% số bệnh nhân có thời gian giảm tiểu cầu kéo dài, ít đáp ứng với các phương pháp điều trị và trở thành mãn tính. Chính tình trạng bệnh mãn tính làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.

  • Những vết bầm tím trên khắp cơ thể xuất hiện ngay khi không có va chạm, những lần chảy máu bất chợt: chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu... khiến bệnh nhân khó hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, tình trạng dễ chảy máu đòi hỏi bệnh nhân phải luôn có những biện pháp phòng vệ an toàn cho bản thân, hạn chế nhiều hoạt động thể thao nhằm giảm tối đa những va chạm dẫn tới xuất huyết có thể xảy ra.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Cách phòng tránh bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Châu Đức (giảng viên Trường ĐH Y dược Huế) để phòng tránh bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, cần thực hiện một số biện pháp như:

- Thực hiện vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Sử dụng nguồn nước sạch;

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin;

- Quan hệ tình dục an toàn;

- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày;

- Không sử dụng thuốc gây nghiện hay tiêm chích ma túy;

- Hạn chế thức uống có cồn;

- Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen;

- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần;

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng;

- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.

Xander Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Nguyên nhân tăng ure trong máu và cách giảm ure máu
  • Ure máu là gì và những điều cần biết về ure máu?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!