THẮC MẮC

19 tuổi, bị áp xe da vùng tiếp giáp giữa mông và đùi cần chế độ ăn uống thế nào?

Chào bác sĩ. Em 19 tuổi, gần đây em có bị áp xe da vùng tiếp giáp giữa mông và đùi, em đã đi khám bác sĩ. Bác sĩ hẹn em khi nào ổ mủ lớn thì lúc đó quay lại rạch, rồi bác sĩ kê cho em 7 ngày thuốc (có kháng sinh ceftanir 300mg, menison 16, thuốc giảm đau tatanol). Sau ngày khám 1 ngày vùng áp xe của em tự vỡ vì lúc đấy trời tối nên em tự xử lí em nặn mủ, máu sau khi nặn em thấy da em nó có 1 lỗ trong khá kinh,khi nặn xong em có xử lí vết thương bằng oxi già, nước, nước muối với mức natri clorid là 4,5g, nhưng em thấy vẫn còn một ít mủ còn lại vì vị trí đấy em không lấy ra được. Hiện tại em em đang dùng providine để sát khuẩn và băng gạc cẩn thận. Vậy bây giờ em muốn hỏi em có phải đi bác sĩ nữa không ạ, vì sau khi theo dõi 24h em thấy vết thương không có dấu hiệu sưng tấy, em cũng không sốt. Với cả em muốn hỏi chế độ ăn như thế nào với ạ, chứ em nhìn cái lỗ đó mà rầu quá. Với cả khi em bị áp xe vậy điều đó có chứng tỏ rằng trong cơ thể em đang có bệnh không ạ? (Như tiểu đường, bạch cầu gì đó....)

Tư vấn

Chào bạn!
Bệnh áp xe nhọt vùng mông bạn không được tự nặn mà thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mông, theo dõi diễn biến của các ổ áp xe khi nào thấy hóa mủ, mềm ở giữa xung quanh cứng nề đỏ và có những vết da nhăn. Đây là thời điểm ổ áp xe đã định hình được các tổ chức khu trú lại và bắt đầu thoái lui. Khi đó nên đi bác sĩ chích tháo mủ, đặt mét dẫn lưu dịch, không cho miệng tự bịt lại trong vòng 4 - 5 ngày, khi ổ áp xe chảy hết dịch và liền từ trong ra thì mới hết tình trạng tái phát lại sau này. Vì vậy bạn nên tái khám kiểm tra để được xử trí và kê đơn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe!