THẮC MẮC

Bé 2 tuổi bị nôn, tiêu chảy

Chào Bác sĩ! Em tôi năm nay 2 tuổi em tôi hai hôm nay bị sốt tiêu chảy nôn. Xin hỏi Bác sĩ em tôi bị bệnh gì? Và cách điều trị như thế nào? Xin cảm ơn Bác sĩ

Tư vấn

Chào cháu.
Trẻ em 2 tuổi bị sốt , tiêu chảy, nôn là bị tiêu chảy cấp
Nguyên nhân thường là Rotavius,Vi khuẩn đường ruột E. Coli, Trực khuẩn Lỵ, Phẩy khuẩn Tả, Thương hàn... hoặc virus khác: adenovirus, Norsvalk virus...Ký sinh trùng Amip, Giardia lamblia
Việc điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải dựa theo các độ mất nước:
Trẻ tỉnh táo hoàn toàn là chưa có dấu hiệu mất nước, vật vã quấy khóc khi có biểu hiện mất nước. Trẻ khát nước, uống háo hức là có mất nước. Trẻ mệt lả li bì, mạch nhanh và yếu là khi bị mất nước nặng.

Dấu hiệu

Độ mất nước

A

B

C

Toàn trạng

Tỉnh táo

Vật vã kích thích

Li bì hôn mê

Mắt

Bình thường

Mắt trũng

Mắt trũng sâu

Sờ véo da

Nếp véo da mất nhanh

Nếp véo da mất chậm nhỏ hơn 2 giây

Nếp véo da mất rất chậm hơn 2 giây

Điều trị:
- Phác đồ A: Điều trị tại nhà (mất nước độ A)
Cho trẻ uống nhiều hơn bình thuờng các dung dịch Oresol, Hydrit, nụớc cháo muối, nước gạo rang. Không uống kháng sinh, không uống các thuốc cầm ỉa
- Phác đồ B: Điều trị tại các cơ sở y tế (mất nước độ B)
Bù nước và điện giải bằng đường uống trong vòng 4 giờ, số lượng cho uống dựa theo cân nặng hoặc theo tuổi. Sau 4 giờ đánh giá lại mức độ mất nước. Trẻ 2 tuổi uống 200ml / 4 giờ. Trẻ dưới 2 tuổi chia từng thìa , trẻ lớn hơn có thể cho uống bằng cốc. Nếu trẻ nôn đợi 10 phút rồi cho trẻ uống tiếp nhưng uống chậm hơn. Cân nhắc tìm nguyên nhân nếu có biểu hiện nhiễm trùng rõ, thì cho uống kháng sinh có ưu tiên cho đường tiêu hóa. Không uống các thuốc cầm ỉa vì chính đi ỉa là phản xạ hòa loãng độc tố để đẩy chúng ra khỏi đường tiêu hóa

- Phác đồ C:

+ Bù dịch bằng đường tĩnh mạch: Dung dịch truyền Ringer lactate là tốt nhất, nếu không có thể dùng nước muối sinh lý.
- Số lượng dịch truyền: phụ thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhi.
- Đánh giá lại bệnh nhân theo phác đồ điều trị.
-  Dinh dưỡng bệnh nhân tiêu chảy cấp, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Không nhịn ăn, kiêng khem.
-  Điều tri nhiễm khuẩn tích cực
- Cân nhắc, không dùng các thuốc chống nôn cầm ỉa, hoặc sử dụng khi cần thiết để giảm triệu chứng mất nước.
Tuy vậy, cháu không nên tự ý điều trị cho em ở nhà mà phải có chỉ định rõ ràng là trường hợp của em nên áp dụng phác đồ nào?
Chúc cháu mạnh khỏe