THẮC MẮC

Bé thỉnh thoảng hay tự nói và cười một mình có sao không?

Cháu xin hỏi bác sĩ. Con cháu năm nay 6 tuổi rất nghịch ngợm ngày trước đến hơn 2 tuổi cháu mới biết nói. Giờ thì nói nhiều cũng biết đọc biết viết rồi nhưng cháu thỉnh thoảng hay tự nói và cười một mình. Liệu con cháu bị làm sao và cháu phải làm gì để có thể chữa được bệnh bày không ạ! Cháu cảm ơn bác sĩ

Tư vấn

 Chào bạn!
Để phát hiện con mình là hiếu động hay mắc chứng tăng động giảm chú ý, phụ huynh cần lưu ý các biểu hiện thường khởi phát trước khi trẻ 7 tuổi.
Theo đó, về các triệu chứng tăng động, nếu trẻ có ít nhất 3 trong các triệu chứng dưới đây và kéo dài 6 tháng trở lên thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa Tâm thần để chẩn đoán chính xác: Cử động bàn chân, tay liên tục không ngồi yên; Leo trèo quá mức trong các tình huống; Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học trong những tình huống không được phép; Khó khăn trong việc giữ yên lặng trong lớp học; Biểu hiện dai dẳng của mô hình vận động quá mức (không bị ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh).
Về các triệu chứng mất chú ý, giảm tập trung, Nếu trẻ có ít nhất 6/9 triệu chứng dưới đây và kéo dài trong ít nhất 6 tháng thì cũng cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa Tâm thần trẻ em để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nếu mắc bệnh: Không chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết; hay phạm lỗi, cẩu thả trong các hoạt động, công việc, học tập; Thường không thể duy trì sự chú ý trong công việc, hoạt động giải trí hằng ngày; Không lắng nghe những gì người khác nói với trẻ; Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn ở trường, công việc trong gia đình; Thường rối loạn trong cách tổ chức công việc và cách hoạt động; Thường né tránh hoặc rất ghét các nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực, duy trì như làm bài tập ở nhà; Thường đánh mất các đồ dùng học tập, đồ chơi; Thường dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố xung quanh; Thường quên các hoạt động hằng ngày.
Ngoài ra, trẻ có ít nhất 1 trong các triệu chứng xung động sau và kéo dài từ 6 tháng trở lên cũng cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa như: Buộc miệng trả lời khi chưa hỏi xong (tính hấp tấp); Thường không chờ đợi theo lượt/xếp hàng trong các hoạt động nhóm; Ngắt lời hoặc xâm phạm vào các vấn đề của người khác (xen chuyện, chơi xen ngang…); Nói quá nhiều dù được yêu cầu giữ trật tự. Khi thấy con có các biểu hiện trên, cần đưa trẻ tới chuyên khoa Tâm thần nhi để khám và điều trị.
Chúc bé sức khỏe!