THẮC MẮC

Bệnh táo bón có nguy hiểm không?

Xin hỏi Bác sĩ người bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm đến sức khỏe không? Cần điều trị bằng cách nào?

Tư vấn

Chào bạn,
Táo bón lâu ngày tất nhiên là sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Táo bón có thể gây ra những thay đổi cảm xúc, mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ có các nguy cơ sau:
- Rối loạn hậu môn-trực tràng. Táo bón, phân khô khiến đại tiện khó khăn, có thể gây viêm trực tràng, nứt kẽ hậu môn, trĩ …
- Rối loạn chức năng vị tràng. Táo bón khiến cho các chất cặn bã không được đào thải, các chất độc được hấp thụ có thể dẫn tới chán ăn, đầy bụng, ợ hơi, miệng đắng,…
- Tiêu chảy. Phân khô cứng gây áp lực cho ruột khiến ruột hẹp lại, áp lực dồn xuống đại tràng và trực tràng dẫn đến tiêu chảy.
- Rối loạn tình dục: không xuất tinh hoặc giảm ham muốn tình dục,...
- Dễ bị đau bụng kinh, cơn co âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu, …
- Ảnh hưởng đến chức năng não: trí nhớ giảm sút, mất tập trung, thiểu năng trí tuệ…
- Ung thư đại trực tràng. Táo bón khiến các chất gây ung thư tích tụ trong đại tràng và trực tràng mà không được bài tiết ra ngoài.
- Bệnh tim và mạch máu não. Khi bị táo bón, người bệnh phải rặn nhiều, làm tăng áp lực ổ bụng,...
Khi bị táo bón, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống như năng vận động, uống đủ nước... Khi những thay đổi trên không cải thiện, thì nên đến bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc.
* Điều trị táo bón bao gồm:
- Thuốc xổ làm mềm phân (uống hoặc bơm vào hậu môn): thuốc chứa dầu khoáng chất (như paraftin), thuốc giúp thấm hút nước tốt như natri docusat (Norgalax), thuốc chứa glycerol (như Rectiofar) dùng bơm hậu môn. Thuốc thường được dùng cho người già, người không đủ sức rặn, phụ nữ có thai, trẻ em, trường hợp phân quá khô cứng.
- Nên ăn các loại rau: rau đay, rau sam, rau má, mồng tơi, rau khoai lang, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, khổ qua, bắp ngô, giá đỗ...
- Nên ăn các loại trái cây như bưởi, cam quít, đu đủ, thanh long, chuối, táo, lê, dứa,...
- Nên ăn dưa leo, khoai lang nghệ, củ cải trắng, bí đỏ, khoai tây, khoai mỡ, gạo lức, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,...
* Để phòng tránh táo bón, cần có chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
- Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ như các loại rau và trái cây tươi,...; thức ăn giàu vitamin như các loại hạt đậu, khoai lang, khoai tây, các loại cải củ, cải thảo, bầu, đu đủ, chuối, giá đỗ …
- Uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày.
- Luyện tập thể dục thường xuyên.
- Nên ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày.
- Tạo thói quen đại tiện đều đặn.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, trà đặc, cà phê…
Thân mến!