THẮC MẮC

Bị vỡ mâm chày trái phẫu thuật được 2 tháng chỉ co được 45 độ khắc phục thế nào?

Chào bác sĩ. Cháu năm nay 32 tuổi là nữ giới. Cháu bị vỡ mâm chày trái. Phẫu thuật nay cũng được hai tháng. Hiện tại cháu đang tập gập duỗi chân. Nhưng rất đau phía trong đầu gối. Bác sĩ cho cháu hỏi tại sao lại bị như vậy? Và đau rất lâu mới dịu. Nhưng sau đó cháu không thể tập tiếp được nữa. Hiện giờ cháu chỉ có thể co được 45 độ. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Tư vấn

Chào bạn!
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật kết xương do gãy mâm chày cần chú ý những điều sau:
1. Giai đoạn 1: giai đoạn chưa được chống tỳ sức nặng lên chân tổn thương (thường kéo dài 3 tháng đầu)
Tuần đầu (1 - 7 ngày đầu):
- Mục tiêu:
+ Giảm đau, giảm nề.
+ Duy trì sức cơ, trương lực cơ đùi và cẳng chân bên tổn thương.
+ Bất động tương đối khớp gối nhưng duy trì tầm vận động các khớp lân cận.
- Phương pháp:
+ Đặt chân (cổ chân và gối) cao hơn mức tim (20 – 30cm trên mặt giường).
+ Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi nước lạnh lên vùng khớp gối cách lớp băng gạc và lớp khăn lót dày 1cm thời gian 10 - 15 phút/lần, 3 - 5 lần/ngày.
+ Tập gấp duỗi khớp cổ chân chủ động hết tầm 10 lần tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, tập 2 lần/ngày.
+ Tập co cơ tĩnh (co cơ đẳng trường) cơ đùi và cơ cẳng chân 10 lần tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, tập 2 lần/ngày.
+ Nâng chân lên khỏi mặt giường ở tư thế gối duỗi giữ càng lâu càng tốt sau đó hạ xuồng nghỉ 5 phút rồi nâng tiếp 10 lần, tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, tập 2 lần/ngày.
+ Khi đau giảm, khuyến khích bệnh nhân chủ động gấp và duỗi gối (loại trọng lực chi) bên tổn thương với biên độ càng rộng càng tốt trong phạm vi có thể chịu đựng được.
Tuần 2-4 (ngày 8 đến 30):
- Mục tiêu:
+ Giảm nề, tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng để kích thích liền sẹo và can xương.
+ Duy trì trương lực cơ, tăng cường sức cơ đùi và cẳng chân bên tổn thương.
+ Tập tăng dần tầm vận động khớp gối. Tầm vận động khớp gối mong đợi: 00 - 650.
- Phương pháp:
+ Điều trị nhiệt nóng vào khớp gối tổn thương bằng bức xạ hồng ngoại hoặc túi nhiệt 20 phút/lần, 2 - 3 lần/ngày.
+ Điều trị từ trường vào khớp gối cường độ 0,8 – 1,5 mT, 20 phút/lần, 2 lần/ngày để kích thích can xương.
+ Tiếp tục tập vận động khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân khỏi mặt giường như trước.
+ Tập gấp - duỗi khớp gối tăng dần mỗi lần gấp tăng 5 - 100 chủ động và thụ động bằng bàn tập, 20 phút/lần, 2 lần/ngày. Nếu sau ngừng tập trên 3 giờ mà vẫn đau hoặc sưng nề tăng là tập quá mức, cần giảm cường độ ở lần tập sau cho phù hợp.
+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi mà không tì sức nặng lên chân tổn thương.
Tháng thứ hai (tuần thứ 5 đến 8):
- Mục tiêu:
+ Tầm vận động khớp gối mong đợi: 0 - 900.
+ Tập đi bằng nạng không tì lên chân tổn thương.
- Phương pháp:
+ Tiếp tục điều trị nhiệt nóng và từ trường như trước.
+ Tiếp tục tập gấp duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.
+ Tập gấp - duỗi khớp gối tăng dần mỗi lần gấp tăng 5 - 100 chủ động và thụ động bằng bàn tập, 20 phút/lần, 2 lần/ngày.
+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi không tì lên chân tổn thương.
2. Giai đoạn được phép chịu sức nặng lên chân tổn thương: Tháng thứ ba (tuần thứ 9 -12):
- Mục tiêu:
+ Tầm vận động khớp gối mong đợi: 0 - 1100.
+ Chân tổn thương chịu sức nặng tăng dần lên 25% trọng lượng cơ thể.
- Phương pháp:
+ Tiếp tục điều trị nhiệt nóng và từ trường như trước.
+ Tiếp tục tập gấp - duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.
+ Tập gấp - duỗi khớp gối chủ động và thụ động tăng dần để đạt tầm vận động ít nhất 0 - 1100.
+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi có tì chân tổn thương tăng dần sức nặng tới 25% trọng lượng cơ thể.
Tháng thứ 4 đến tháng thứ 6:
- Mục tiêu:
+ Tầm vận động khớp gối mong đợi: 0 - 1400.
+ Tăng dần sức nặng lên chân tổn thương dần dần đạt tới 100% trong lượng cơ thể.
- Phương pháp:
+ Tiếp tục điều trị nhiệt nóng và từ trường như trước.
+ Tiếp tục tập gấp - duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh và nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.
+ Tập gấp duỗi khớp gối chủ động và thụ động, tăng dần biên độ để đạt tới tầm vận động bình thường 0 - 1400.
+ Tập đi bằng nạng hoặc khung tập đi có tì chân tổn thương tăng dần sức nặng để đạt tới 100% trọng lượng cơ thể vào cuối tháng thứ 6.
Từ tháng thứ 7 trở đi:
- Mục tiêu:
+ Tập dáng đi bình thường.
+ Tập hòa nhập gồm tự phục vụ và trở lại công việc.
- Phương pháp:
+ Tập dáng đi bình thường, cân đối không nạng.
+ Tập lên xuống cầu thang và đi trên các địa hình phức tạp.
+ Tập tự phục vụ và trở lại công việc
+ Tập đi bộ nhanh hoặc chạy bộ nhẹ nhàng.
Hiện tại bạn nên tái khám và chụp phim kiểm tra đánh giá tiến triển từ đó bác sỹ mới có tư vấn phù hợp nhé.
Chúc bạn sớm bình phục!