THẮC MẮC

Cách chữa trị bệnh trĩ

Hiện nay tôi đang bị bệnh trĩ. Làm thế nào để tôi chữa khỏi bệnh này?

Tư vấn

Chào bạn !
Trĩ là bệnh gây nên do sự giãn qua mức của đám rối tĩnh mạch trĩ. Phân loại bệnh trĩ theo vị trí giải phẫu của chân búi trĩ so với đường lược người ta chia ra thành trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. (Trĩ nội: chân búi trĩ ở trên đường lược; Trĩ ngoại: chân búi trĩ ở dưới đường lược; Trĩ hỗn hợp: chân búi trĩ ở cả trên và dưới đường lược). Biểu hiện lâm sàng chính của người mắc bệnh trĩ là đi ngoài ra máu và sa búi trĩ
Về phân chia mức độ của bệnh trĩ gồm 4 mức độ sau:
- Trĩ độ 1: Giai đoạn hình thành trĩ, mới xuất hiện hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện
- Trĩ độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng tự lên được.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ vẫn sa ra ngoài khi đi đại tiện, song không tự co lại được mà phải dùng tay đẩy vào.
- Trĩ độ 4: Hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và có thể có nhiều biến chứng như búi trĩ bị thắt lại có thể gây hoại tử..
Điều trị bệnh trĩ: Theo Tây y có 3 phương pháp cơ bản là điều trị nội khoa (dùng thuốc điều trị), điều trị thủ thuật (tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ, đốt lạnh, đốt điện, quang đông bằng hồng ngoại...) và điều trị phẫu thuật. Điều trị nội khoa thực hiện với trĩ độ 1 và 2. Chỉ định điều trị ngoại khoa thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa, điều trị thủ thuật không có tác dụng. Chỉ định điều trị ngoại khoa với trĩ nội độ 3, độ 4 và trĩ ngoại có biến chứng (nhiễm trùng, lở loét, huyết khối, tắc nghẹt búi trĩ gây đau đớn, chảy máu nhiều..). Hiện nay điều trị ngoại khoa với phương pháp phẫu thuật Longgo và phẫu thuật Longgo cải tiến cho kết quả tốt, giảm đau cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian điều trị.
Để điều trị khỏi bệnh trĩ, bạn cần chú ý các yếu tố sau:
Biện pháp không dùng thuốc: là các biện pháp ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh và làm nặng thêm bệnh trĩ:
Tránh làm công việc phải gắng sức hoặc làm tăng áp lực ổ bụng, tránh đứng lâu, ngồi nhiều. Chế độ ăn đảm bảo chất xơ, tránh các đồ ăn nhiều gia vị như cay, nóng, ớt, tiêu, quế, tránh rượu, bia. Uống nhiều nước và tập vận động nhẹ nhàng để tránh táo bón.Tập thói quen đi cầu vào một giờ nhất định trong ngày.
Biện pháp dùng thuốc: Với bệnh trĩ mức độ 1, 2, bên cạnh các biện pháp không dùng thuốc nêu trên, bạn cần sử dụng các thuốc đông tây y kết hợp trong điều trị. Các thuốc tây y có tác dụng chống viêm, tăng cường cải thiện tuần hoàn tĩnh mạch, thuốc có thể sử dụng bôi tại chỗ hoặc viên đạn đặt hậu môn như Protolog, kết hợp với thuốc uống Daflon có tác dụng tốt. Phối hợp thuốc đông y điều trị bệnh trĩ cho hiệu quả cao trong điều trị,bạn có tham khảo một số sản phẩm đông dược như An trĩ vương, Tottri.. Các thuốc đông y cũng có thể được sủ dụng sau phẫu thuật lâu dài với mục đích tránh biến chứng và chống tái phát.
Để điều trị hiệu quả, bạn nênđi khám bác sĩ để có chỉ định điều trị và phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh !