THẮC MẮC

Cảm giác khó chịu ở cổ họng có phải biến chứng trào ngược dạ dày?

Chào các bác sĩ. Cách đây 2 tháng, cháu bị trào ngược dạ dày thực quản: ăn uống hay ọe, đánh răng cũng ọe nhưng tuyệt nhiên không có dấu hiệu khó chịu ở cổ họng. Cháu đi khám, được bác sĩ phát cho thuốc Gellux và Omeprazol về uống Cách đây một tháng, cháu bị ho, viêm họng. Cháu đi khám bệnh và lấy thuốc về uống Cháu uống thuốc được mấy bữa thì triệu chứng ho giảm, và đến lúc này chỉ còn triệu chưng khó chịu ở cổ họng (cảm giác gần ho nhưng không ho) Thời gian này cháu lại đi đá bóng khá nhiều Triệu chứng khó chịu ở cổ họng kia vẫn còn. Đặc biệt, lúc sáng sớm ngủ dậy thì cảm giác bình thường, một lúc sau thì mới bắt đầu cảm giác khó chịu Cháu đã mua 2 liều thuốc viêm họng dạng nặng ở hiệu tư nhân để uống. nhưng bệnh vẫn không hết. cháu cũng thường xuyên ngậm gừng, súc nước muối nhưng bệnh vẫn thế. (Tuy nhiên cháu nói thật là cháu lại hay thức khuya, ngủ nghỉ hơi ít, vì công việc dạo này rất nhiều). Vậy các bác sĩ cho cháu hỏi: Cháu bị bênh này là bệnh gì? Có phải là viên họng mãn tính không? Hay là một biến chứng của chứng trào ngược dạ dày thực quản? Và chữa bệnh này như thế nào? Cháu cảm ơn các bác sĩ rất nhiều!

Tư vấn

Chào bạn,
Viêm họng hạt là từ dùng để nói về viêm họng thường xuyên, tái phát nhiều lần gọi là viêm họng mãn tính. Viêm họng mạn tính rất nhiều người mắc. Do có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này nếu không tìm hiểu kỹ dể chữa thì viêm họng rất dễ tái phát. Hễ cứ họng khó chịu 1 tý, đau đau một tý, nuốt vướng 1 tý, đàm cổ 1 tý, ngứa cổ 1 tý, ho 1 ít, kéo dài 1 tuần ra hiệu thuốc gần nhà mua vài chục ngàn uống, không hết, khi đi khám sẽ được BS gọi là viêm họng mãn tính. Bệnh này nhiều khi không cần BS Tai mũi họng khám hay cho thuốc, tự nhiên sẽ hết nhưng cũng có khi bệnh kéo dài từ năm này qua năm khác, chữa kiểu gì cũng không hết như trường hợp của bạn. Chữa viêm họng kiểu như của bạn cần tổng hợp nhiều phương pháp, không chỉ dùng thuốc. Bây giờ phải làm gì đây?
1/Thay đổi thói quen sống và luyện tập cơ thể:
· Trước hết, bạn nên thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như không: ăn nóng, uống lạnh, cay, chua, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
· Luyện tập cơ thể tăng cường khả năng chống đỡ bệnh tật. Tập thể dục thể thao đều đặng mỗi ngày “mồ hôi phải ra ướt một cái áo thể thao”. Chú ý tập nơi không khí trong lành như công viên, tránh nơi bụi bặm, nóng bức, ô nhiễm.
· Không nằm ngủ, lao động, học tập quá lâu >2h trong phòng máy lạnh. Phòng máy lạnh chỉ để nhiệt độ >27 độ C và phải có quạt hút thay đổi không khí trong phòng định kỳ và phải có máy phun hơi nước tạo độ ẩm trong phòng chống khô họng, khô mũi cho người sử dụng.
· Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn cân đối, tăng cường ăn rau xanh hoa quả trái cây, học hành làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 7 giờ/đêm.
· Không được ăn xong nằm ngay tránh trào ngược thức ăn hay trào dịch acid dạ dày lên họng gây khô họng, nóng cổ, viêm họng. Chỉ nằm sau ăn 2 giờ. Không ăn uống trước khi đi ngủ 2 tiếng, nên ”đi ngủ với 1 cái bụng trống rỗng”.
· Tránh thức khuya và không nên quá lo lắng về bệnh gây phản ứng tâm lý không tốt kiểu như “hay là mình bị ung thư mà BS chưa tìm ra???”… làm cho bệnh ngày một nặng hơn. Nếu bị stress kéo dài do áp lực công việc, học hành nên nói chuyện với BS tâm lý để tìm cách vượt qua các rối loạn tâm lý. Chữa trị trầm cảm nếu có.
2/ Thuốc:
· Bỏ tất cả các thuốc súc họng, súc miệng nếu có kể cả nước muối. Dùng kéo dài các thuốc này gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường vi sinh vật cộng sinh trong họng miệng. Chỉ đánh răng hàng ngày sau ăn.
· Nếu bệnh dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua phải nội soi dạ dày trở lại, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ tiêu hóa cho hết bệnh dạ dày.
· Nội soi mũi, vòm mũi họng ở BS tai mũi họng kiểm tra xem có bị bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính hay chảy đàm dịch vào cổ hay không. Nếu có phải chữa dứt điểm các bệnh này.
· Uống các thuốc sau đây 1 tuần:
1/ Dogmatil 50mg, ngày 2 viên chia 2 lần sáng tối.
2/ Decontractyl 250 mg, ngày 4 viên chia 2 lần, mỗi lần 2 viên.
3/ Dorithricin ngậm 3 ngày, ngày 3 viên chia 3 lần.
Chúc bạn khỏe.