THẮC MẮC

Chẩn đoán bị thiếu máu và rối loạn giấc ngủ khắc phục thế nào?

Xin chào bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi (nữ và đang là năm cuối đại học. Gần đây cháu cảm thấy cơ thể và tâm trạng mình đang thật sự không ổn. Lúc trước cháu không mấy quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, nhưng từ khi bị sút cân từ 52 xuống 44kg và được gia đình đem đi khám thì cháu được chẩn đoán là bị thiếu máu và rối loạn giấc ngủ. Cháu cảm thấy trong người luôn luôn lo lắng, bồn chồn, tim đạp nhanh cho dù không có chuyện gì xảy ra cả, cháu nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng động, ví dụ như khi phòng để sáng đèn thì sẽ không ngủ được hay chỉ có một tiếng động nhỏ cũng làm cháu giật mình. Cháu đã được kê thuốc zopistad giúp điều hoà giấc ngủ, những lần đầu sử dụng cháu đi vào giấc ngủ liền, nhưng dùng lâu thì nó không còn tác dụng thầm chí cháu phải tăng liều mới có thể ngủ được và nếu ngưng thì sẽ mất ngủ nguyên đêm đó. Cháu nghĩ bản thân mình suy nghĩ quá nhiều, về vấn đề học tập, tương lai, xã hội, cuộc sống, những thứ mà cháu biết nó chẳng có gid to tát nhưng không biết vì lí do nào mà cháu luôn luôn suy nghĩ về những chuyện đó.Cháu khoing biết mình thật sự bản thân mình có vấn đề gì, vì khi về nhà cháu vẫn vui vẻ với bố mẹ, nhưng cháu lại ngại tiếp xúc và giao tiếp với những người xung quanh, bởi vì cháu học đại học xa nhà nên cháu đang ở trọ tại nhà dân, ngoài thời gian đi học cháu chỉ muốn ở trong phòng và đóng cửa lại, khoing muốn đi ra ngoài và cũng không muốn ai nhìn vào phòng mình .Những lúc gặp bạn bè thì cháu vẫn tỏ ra vui vẻ, cháu có xu hướng nói nhiều như thể lâu nay mình bị cấm nói vậy , nhưng khi về nhà và suy nghĩ lại thì cháu lại tự trách tại sao mình lại nói nhiều nhự vậy, cháu muốn thay đổi, nhưng không được. Và vấn đề làm cháu lo lắng hơn là tình trạng rụng tóc và đổ mồ hôi nhiều một cách vô lí, từ khi gặp những tình trạng tâm lí trên, tóc cháu rụng rất nhiều, dù trước đây cháu có làm tóc hay gì đi nữa thì tóc cháu vẫn khoẻ và dày, nhưng giờ gội đầu cũng rụng, ngủ dậy thì thấy tóc rụng khắp giường, quét nhà cũng thấy tóc, điều này làm cháu càng stress, và vấn đề làm cháu rất tự ti là việc đồ mồ hôi, ngành cháu học là biên phiên dịch, trong một buổi kiểm tra cháu không làm bài được , trong suốt tiết kiểm tra đó mồ hôi cứ liên tục chảy xuống và tim cháu đập nhanh.tình trạng này kéo dài đến bây giờ, dù cháu chỉ ngồi hay nằm im thì tim cháy cũng đập nhanh và mồ hôi cứ thế chảy nhiều, hiện giờ cháu có uốc thuốc chữa rối loanh lo âu của kim thần khang, thuốc chốc tiết mồ hôi của hoà hãn linh, thuốc ngủ zopistad và những thuốc bổ máu khác, nhưng đối với cháu không có tác dụng cho lắm. Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và cho cháu biết mình đang gặp phải tình trạng gì và phải làm sao để có thể khắc phục ạ. Cháu cảm ơn rất nhiều.

Tư vấn

Chào bạn!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi nhưng thông thường là do:
1. Hội chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật
Đây là căn bệnh có tính di truyền, vị trí đổ mồ hôi thường nằm ở 2 tay, 2 chân, 2 bên nách, đầu, mặt… Đặc biệt, nếu bạn bị căng thẳng hoặc có cảm xúc thái quá thì lượng mồ hôi tiết ra càng nhiều.
2. Nhiễm trùng
Thường gặp nhất là nhiễm trùng lao bởi triệu chứng chính của bệnh là toát mồ hôi vào khoảng thời gian chiều tối và nửa đêm đi kèm với sốt cao, ớn lạnh, ho dai dẳng kéo dài, sụt cân nhanh… Nếu thấy bản thân có các triệu chứng này, bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.
3. Cường giáp
Ra mồ hôi nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn có thể bị cường giáp bởi các hormone tuyến giáp có thể kích thích hoạt động của các tuyến mồ hôi. Nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng như: mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, hay hồi hộp, lo âu, mắt lồi thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc khám và chẩn đoán sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn vì nếu để lâu, cường giáp có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tim mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
4. Hạ đường huyết
Lượng đường máu thấp có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm tăng bài tiết hormone adrenaline, gây đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh… Nếu đường huyết hạ xuống quá thấp, bạn sẽ dễ bị chóng mặt, ngất xỉu. Nếu bạn hay bị hạ đường huyết, hãy nhớ luôn mang theo một ít kẹo bánh hoặc socola để khi thấy cơ thể rơi vào tình trạng khó chịu, hãy ăn ngay một ít đồ ngọt để khắc phục các triệu chứng này.
5. Ung thư
Tình trạng mồ hôi tăng tiết bất thường, đặc biệt là vào ban đêm, có thể là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư. Các bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom… thường gây đổ mồ hôi nhiều, đi kèm với sưng hạch, sốt cao, ớn lạnh, người mệt mỏi…
6. Rối loạn nội tiết
Tình trạng này xuất hiện ở cả nam và nữ. Việc thiếu hụt hormone testosterone và estrogen ở cả hai giới có thể khiến cơ thể truyền thông tin sai lệch cho não, khiến não cho rằng cơ thể đang bị nóng nên tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt.
7. Đái tháo đường
Tình trạng ra mồ hôi nhiều là biến chứng thường gặp ở những người bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đường huyết gây biến chứng lên hệ thần kinh, khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động sai cách, từ đó làm rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi. Để khắc phục tình trạng này, người bị đái tháo đường cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học.
Để an tâm bạn phải đến bệnh viện uy tín khám chuyên khoa thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân mới điều trị được nhé.
Chúc bạn sức khỏe!