THẮC MẮC

Cháu bị trầm cảm không thể hoàn toàn tập trung vào bất cứ việc gì và đầu óc luôn trống rỗng phải làm sao?

Cháu là nữ, năm nay cháu 15 tuổi. Cháu được chẩn đoán là trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần. Cháu mới điều trị được 4 tháng và hiện tại đã ngưng hẳn thuốc. Cháu cảm thấy gần đây cháu rất dễ khóc, không kiềm chế được bản thân, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, đau người, rối loạn tiêu hóa nhưng khi đi khám lại không tìm ra được nguyên nhân. Cháu bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống không ổn định, luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, không thoải mái và luôn lo lắng. Cháu ngại giao tiếp, phản ứng chậm hơn trước rất nhiều. Mất cảm hứng với nhiều thứ. Cháu luôn bi quan về mọi việc và tự ti về bản thân vô cùng. Trí nhớ của cháu sụt giảm và phải mầy một ít thời gian cháu mới nhớ được hoặc có lúc hoàn toàn quên luôn. Cháu dễ bị tủi thân chỉ vì 1 lời nói hay hành động của mọi người, đặc biệt là người thân. Cháu không thể hoàn toàn tập trung vào bất cứ việc gì và đầu óc luôn trống rỗng và có lúc thân xác cháu ở đây nhưng linh hồn cháu lại đang ở đâu đấy. Cháu cảm giác mất phương hướng, không tìm được lối ra. Cháu cảm tbấy áp lực, cảm giác không một ai hiểu mình kể cả bản thân. Thường xuyên mơ ngủ và những giấc mơ ấy làm cho cháu không phân biệt được thật hay mơ. Cháu cảm thấy nghi ngờ tất cả mọi người. Cháu ngày càng có xu hướng muốn ở một mình. Cháu dạo này hay có ý định muốn làm mình bị thương và thường xuyên nghĩ quẩn. Cháu nghĩ rằng cháu có dấu hiệu trầm cảm từ năm lớp 5 nhưng không được ai phát hiện ra. Cháu xin bác sĩ hãy cho cháu lời khuyên, hãy cứu cháu với. Cháu cảm thấy bản thân sắp chịu không nổi nữa rồi. Hãy giúp cháu với.

Tư vấn

Chào bạn!
Để tự xác định xem mình có các triệu chứng trầm cảm hay không, hãy trả lời câu hỏi sau:
- Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải.
- Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều.
- Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí.
- Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân.
- Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình.
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường. Đặc biệt có ý nghĩ muốn chết, muốn gây thương tích cho mình hoặc không bằng lòng với cuộc sống.
Thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đổ mồ hôi, đau cơ...).
Nếu có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện trong 2 tuần liên tiếp, có thể bạn đã bị trầm cảm. Thực tế cho thấy, trầm cảm nếu không được phát hiện điều trị đúng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có các triệu chứng kể trên bạn cần sớm tái khám chuyên khoa tâm thần học để được tư vấn điều trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!