THẮC MẮC

Cháu luôn tự ti và mặc cảm, khép mình trong bóng tối không muốn nói chuyện hay giao tiếp với người khác

Chào bác sĩ. Cháu là Mai năm nay 20 tuôi. Cháu luôn tự ti và mặc cảm, khép mình trong bóng tối không muốn nói chuyện hay giao tiếp với người khác. Bơi vì cháu không có tài ăn nói, không hòa đồng đầu óc thì không thông minh nên không ai muốn nói chuyện hay chơi với cháu. Càng ngày cháu càng cô đơn, đầu óc thì cứ bay bổng trống không, không tập trung hay nhớ được gì, trí nhớ càng kém học hành sa sut, chau lo lăm nhưng không biết làm thế nào. Cháu không biết mình có mắc bệnh tự kỉ hay không, liệu cháu có thể cải thiện được trí nhớ, làm sao để người khác yêu quý và thông minh lanh lợi hơn được đây ạ.. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Tư vấn

Chào bạn!
Ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Trong thời đại hiện tại những người trẻ phải đối diện với sức ép vô cùng nặng nề như công việc hàng ngày, những lo toan kinh tế, gia đình, con cái và bao nhiêu điều phải suy nghĩ, chăn chở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress…Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi và dẫn đến hay quên những sự việc mà đáng ra mình cần phải nhớ. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ.
Những người trẻ thường giảm trí nhớ gần hay còn gọi là trí nhớ công việc. Rất nhiều bạn trẻ phàn nàn là vừa định làm việc gì đó quay đi quay lại đã quên là mình vừa định làm việc nào đó mà mình quên không nhớ nữa…Đây có thể là bước đầu của stress mà do sức ép công việc và cuộc sống đã tạo lên giảm trí nhớ ở người trẻ. Để giải quyết triệt để việc giảm trí nhớ và mất tập trung, cần xác định nguyên nhân để giải quyết triệt để nguyên nhân đó thì mới có hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng cách luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý, tránh mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày kể cả các tình huống căng thẳng trên phin ảnh và sách báo. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt đông xã hội, du lịch…
Nếu suy giảm trí nhớ ở mức trầm trọng thì có thể bổ sung Cholin alfoscerate liều 1.200mg/ngày bằng đường uống hoặc tiêm truyền, để giúp tăng cường độ mềm dẻo của màng tế bào thần kinh, hồi phục khả năng của cơ quan tiếp nhận thông tin và cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh. Việc sử dụng thuốc nói trên phải có sự khám và chỉ định của Bác sĩ. Bạn có thể khám chuyên khoa Thần kinh để được tư vấn và kê đơn.
Chúc bạn sức khỏe!