Nội tiết - chuyển hóa
Chào bạn!
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,1 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,5 mmol/l (sau 2h) làm nghiệm pháp tăng đường huyết.
Về thai nhi, qua nghiên cứu và theo dõi, người ta thấy rằng các đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị đái tháo đường phải gánh chịu nhiều nguy cơ như thai nhi dễ bị chấn thương trong khi sinh gấp 2 lần so với đứa trẻ bình thường, nguy cơ phải mổ đẻ gấp 3 lần và nguy cơ bị suy yếu thai gấp 4 lần. Thêm vào đó, người ta thấy dường như đứa trẻ dễ bị mắc cácdị tật bẩm sinh hơn nếu mẹ bị đái tháo đường.
Về phía trẻ mới sinh, người ta thấy những đứa trẻ mới sinh từ các bà mẹ bị đái tháo đường thì hay phải chăm sóc bằng lồng kính nhân tạo hơn so với các đứa trẻ bình thường. Chúng còn phải mang trong mình những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn như bị rối loạn chuyển hoá và nguy cơ bệnh tim mạch.
Đứng về góc độ bà mẹ, có rất nhiều nguy hiểm. Đái tháo đường và thai kỳ tự làm nặng lẫn nhau và làm gia tăng các biến cố. Với bà mẹ, không thể không lưu ý tới các biến chứng về thận và về tăng huyết áp. Hai biến chứng này nguy hại và có vẻ tăng nặng trong thời kỳ mang thai.
Vì vậy hiện tại bạn cần theo dõi bệnh và tái khám theo chỉ định của bác sỹ để được tư vấn kịp thời.
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!