THẮC MẮC

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Người thân của tôi năm nay 50 tuổi. Người thân của tôi năm nay 50 tuổi, bị bệnh tiểu đường. Xin hỏi Bác sĩ, bệnh này nên ăn uống ra sao? Và nên điều trị thế nào? Xin cảm ơn!

Tư vấn

Chào bạn,
Bạn nói người thân của bạn 50 tuổi bị bệnh tiểu đường, nhưng không nói đã mắc bệnh bao lâu, nhưng tôi nghĩ có lẽ người thân bạn bị bệnh tiểu đường týp 2. Việc điều trị căn bệnh này phải tuân thủ nguyên tắc:
- Kiểm soát nguyên nhân bệnh sinh.
- Kiểm soát chặt chẽ và duy trì mức đường huyết ổn định.
- Kiểm soát toàn bộ các yếu tố nguy cơ khác trong hội chứng chuyển hóa (như rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, …)
Do vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, người thân của bạn phải tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện thể lực thích hợp, kiểm soát đường huyết tốt để ngăn ngừa biến chứng. Việc điều trị phải kiên trì và theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Mức độ kiểm soát Tốt Vừa Kém
Đường huyết lúc đói (mmol/l)
Đường huyết sau ăn 2 giờ (mmol/l) 4,4-6,1
4,4-8,0 >6,1-7,8
<8,0-10,0>7,8
>10,0
HbA1c (%) <7,0 7 - 7,5>7,5
* Chế độ ăn uống: ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ, hạn chế muối, mỡ. Nên luộc, hấp, nấu canh; hạn chế xào, nướng. Hạn chế đồ ăn nhanh.
Rau củ quả: mồng tơi, cải bẹ trắng, dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, cải xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua, bắp ngô, rau đay, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…
Trái cây tươi: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Có thể dùng nhưng hạn chế các loại trái cây tươi như táo tây, nho, đu đủ chín, dứa, chuối,… Không nên ăn trái cây đóng hộp.
Chất đạm: chỉ nên dùng thịt nạc (lợn, bò, gà), trứng hoặc đậu phụ. Cá sông như cá rô, cá chạch, cá trê, cá bống, cá thác lác. Cá biển như cá chim, cá thu, mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến.
Chất béo: dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ôliu.
Hạn chế uống rượu bia. Không hút thuốc lá.
Nên ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày. Các bữa ăn nên đa dạng thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng.
* Tập luyện thể lực tùy theo sức khỏe của mình ít nhất 30 phút mỗi ngày, vào tất cả các ngày trong tuần.
Nếu người thân của bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì phải có chế độ ăn uống và tập luyện để giảm cân.
* Thuốc hạ đường huyết: bao gồm thuốc uống và thuốc tiêm.
- Thuốc uống:
+ Các thuốc kích thích làm tăng tiết insulin:
. Các Sulfonylurea (Sulphamid hạ đường máu)
Thuốc thế hệ 1 (Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol… 250mg và 500mg) dễ gây độc với thận nên hiện không còn sử dụng.
Thuốc thế hệ 2:
Tên gốc Một số biệt dược
Gliclazide Diamicron 80mg
Diamicron MR 30/60mg
Clazic SR 30mg
Glibenclamide Daonil 5mg
Maninil 3,5mg
Glipizid Glucotrol 5/10mg
Glucotrol XR 2,5/ 5/ 10mg
Minidiab 5mg
Glimepiride Amaryl 1/ 2/ 4mg
Glicompid 2mg
Myaryl 2mg
Glyburide Diabeta / Micronase / Glynase 5mg
Thuốc có các tác dụng phụ như nhìn mờ, táo bón, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa, vã mồ hôi, đau đầu, hạ đường huyết.
. Nhóm Meglitinide: Repaglinide (Ripar…) và Nateglitinide.
+ Nhóm Biguanide - Metformin: Glucophage, Glucophage XR, Glucofast, Siofor… Tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan lactic.
+ Nhóm ức chế men alpha-Glucosidase: Acarbose (Glucobay 50mg, Precose…); Miglitol (Glyset 25mg và 50mg); Voglibose (Basen 0,2mg…). Tác dụng phụ có thể gặp gồm đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, …
+ Nhóm Thiazolidinedione: Pioglitazone (Actos, Pionorm…). Tác dụng phụ có thể gặp gồm phù, tăng nguy cơ ung thư bàng quang …
+ Nhóm ức chế men DPP-4: Sitagliptin (Januvia), Vildagliptin (Galvus); Saxagliptin (Onglyza)… Tác dụng phụ có thể gặp gồm viêm mũi xoang, đau đầu, buồn nôn.
- Thuốc tiêm: Insulin (nên tăng liều từ từ).
Người thân của bạn phải dùng thuốc và khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Chúc người thân của bạn kiểm soát được bệnh!