THẮC MẮC

Chữa bệnh dạ dày

Cháu chào bác sĩ. Cháu tên Lâm (26 tuổi), bị dạ dày nhiều năm nay. Cháu có uống nhiều thuốc kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm. Liệu có cách nào giúp cháu chữa khỏi bệnh này không ạ?

Tư vấn

Chào bạn!
Bạn 26 tuổi, đã bị dạ dày nhiều năm rồi và dùng nhiều kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm.Bạn hỏi có cách nào điểu trị bệnh khỏi được không. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Về nguyên tắc thì bệnh dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi được và có thể nói là chưa khỏi bệnh dạ dày là không quá khó. Tuy nhiên bệnh dạ dày hay tái phát, và các biện pháp phòng tránh chống tái phát mới là khó khăn. Theo tôi nghĩ bạn đã được điều trị lần, các thương tổn trên nêm mạc dạ dày đã được phục hồi sau đó bệnh lại tái phát. Vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Giải quyết vấn đề này có hai bước căn bản như sau:
+Bước thứ nhất: Điều trị khỏi bệnh.
+Bước thứ hai: Phòng bệnh, chống tái phát.
Điều trị khỏi bệnh:
- Bạn không nên tự uống thuốc, việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng các thuốc kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn Helycobacter Pylori tồn tại ở niêm mạc dạ dày, một loại vi khuẩn được cho là thủ phạm của 80-90% các trường hợp mắc bệnh dạ dày tá tràng.
- Bạn nên đi khám, làm xét nghiệm soi dạ dày để đánh giá lại mức độ tổn thương, vị trí tổn thương, từ đó bác sỹ có thái độ xử trí phù hợp, đưa ra lời khuyên đúng nhất cho bạn.
- Bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị: Phác đồ phối hợp thuốc trong bệnh dạ dày tá tràng gồm có một số nhóm thuốc sau: thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết a xít; thuốc trung hòa dịch vị; thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày; thuốc an thần (sử dụng trong những trường hợp viêm loét do căng thẳng thần kinh); thuốc bổ, sinh tố nâng đỡ cơ thể. Phác đồ điều trị cũng như phối hợp các thuốc điều trị do bác sỹ khám bệnh kê đơn và không giống nhau ở từng người. Bên cạnh việc sử dụng thuốc bạn còn nên áp dụng chế độ ăn uống cho người mắc bệnh dạ dày, tá tràng như: ăn mềm, ăn nhiều bữa, ăn ít một. Kết hợp với giảm rượu, bia, giảm chua cay, giảm gia vị và chất kích thích như cà phê, thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh tâm lý. Sau khi khỏi bệnh bạn vẫn nên chú ý các yếu tố này (các yếu tố tấn công, làm tổn thương niêm mạc dạ dày) để phòng chống bệnh tái phát
Phòng chống bệnh tái phát:
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hạn chế tác nhân kích thích làm hại niêm mạc dạ dày: hạn chế uống bia, uống rượu, không nên ăn đu đủ xanh, chuối xanh, hạn chế các chất chua cay...
- Chế độ làm việc , nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh vì đây là yếu tố thường gặp và làm bệnh tái phát.
- Làm sạch đường tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn có hại: Bạn có thể uống 1 cốc nước lọc (200ml) pha với 5ml mật ong mỗi buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân và trước khi ăn. Mật ong được coi như một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng làm sạch và bảo vệ đường tiêu hóa.
- Giữ cho tinh thần sảng khoái, minh mẫn và tránh căng thẳng, bạn có thể tập thiền để làm cho tinh thần được thư thái, trong sạch. Tập thiền có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tốt.
Chúc bạn luôn vui khỏe !