THẮC MẮC

Đi ngoài phân sống là bệnh gì?

Bác ơi cháu bị đi ngoài phân sống hơn 1 tháng nay, phân lúc nát lúc rắn lổn nhổn. Có thấy máu kết vào đờm rất ít xuất hiện vài lần. Cháu bị gì ạ?

Tư vấn

Chào cháu!
Triệu chứng cháu kể tuy còn thiều nhưng rất có thể cháu bị hội chứng lỵ.
Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.
Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.
Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…
Biểu hiện bệnh: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau nhiều nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.
Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).
Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.
Sốt cao nếu là do shigella.
Điều trị:
– Các loại thuốc diệt ly amibe:
Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
– Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella: Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.
Phòng ngừa bệnh kiết lỵ
– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
Trên đây là một số biểu hiện, nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị của bệnh để cháu tham khảo, tuy nhiên trước khi điều trị cháu cần phải khám Bác sĩ, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Thân chào cháu! Chúc cháu mau khỏi!