THẮC MẮC

Điều trị bệnh đau dạ dày

Bác sĩ có thể cho tôi biết một số phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả được không?

Tư vấn

Chào bạn!
Đau dạ dày là thuật ngữ trình trạng đau bụng do viêm/loét niêm mạc dạ dày,tá tràng. Điều trị viêm loét niêm mạc dạ dày dạ dày có hiệu quả là điều trị các tổn thương trên niêm mạc, điều trị triệu chứng và loại trừ tác nhân gây bệnh.
Nguyên nhân phổ biến gây viêm/loét dạ dày, tá tràng có nhiều nguyên nhân khác nhau: các nguyên nhân làm tăng cường các yếu tố tấn công niêm mạc và làm giảm yếu tố bảo vệ, bao gồm:
+ Nguyên nhân chủ yếu là do uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng kéo dài các thuốc chống viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) như Aspirin hoặc Ibuprofen...
+ Nguyên nhân do vi khuẩn, chủ yếu là Helicobacter pylori (viết tắt là HP). Marshall và Warren (1983) nhận thấy có mối liên quan rõ rệt của vi khuẩn HP trong bệnh viêm dạ dày mạn tính. Ngày nay, người ta thấy rằng vi khuẩn HP là yếu tố nguyên nhân quan trọng dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng.(Có khoảng 80% những người mắc bệnh dạ dày, tá tràng có vi khuẩn HP)
+ Stress do căng thẳng thần kinh tâm lý
+ Viêm, loét dạ dày cũng có thể phát triển sau khi phẫu thuật lớn, sau chấn thương, sau bỏng, hay sau nhiễm trùng nặng..
+ Các nguyên nhân khác như trào ngược mật mãn tính; rối loạn tự miễn dịch..
Một số lưu ý trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt:
+ Tránh các loại thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, hạn chế ăn chua (dưa, cà., chanh...), không uống rượu, bia, cà phê và chất kích thích.
+ Ăn chậm, nhai kỹ, trong đợt viêm cấp thì ăn mềm để giảm tác động của thức ăn lên niêm mạc dạ dày bị tổn thương (có thể ăn cháo, nhiều bữa.)
+Tránh làm việc quá căng thẳng hoặc có áp lực quá nhiều trong cuộc sống, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ.
+ Không sử dụng hoặc hạn chế tới mức thấp nhất phải sử dụng các thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày (các thuốc giảm đau nonsteroid hoặc thuốc có chứa Corticoid ...)
Điều trị bằng thuốc: Tùy theo triệu chứng lâm sàng, đặc điểm bệnh tật của mỗi cá nhân mà việc điều trị các bác sĩ sẽ phối hợp thuốc trong các nhóm thuốc sau:
+ Phối hợp kháng sinh để diệt vi khuẩn HP: Clarithromyxine, Amoxcilline, Tinidazol... .
+ Thuốc giảm tiết a xít dịch vị: Nhóm giảm tiết dịch vị theo cơ chế kháng Histamin như: Cimetidine, Ranitidine...Vì những tác dụng phụ của thuốc do ức chế không đặc hiệu thụ thể Histamin nên ngày nay nhóm thuốc kháng Histamine ít được dùng mà ưu tiên sử dụng nhóm thuốc giảm tiết do ức chế bơm Proton như: Omeprazol, Lanzoprazol, Pantoprazol, Rabeprazole, Isomeprazole. Hiện nay các phác đồ 3 hoặc 4 thuốc, phối hợp 1 thuốc ức chế bơm proton với 2 hoặc 3 kháng sinh diệt HP có hiệu quả được coi là phác đồ chuẩn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày với kết quả liền sẹo tốt , tỷ lệ diệt HP khoảng 80-90% và ít tái phát.
+ Thuốc trung hòa dịch vị: Maalox, Natribicacbonat...
+ Nhóm thuốc băng xe, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trymo, gastropulgite, Pepsan...
+ An thần: Rotunda, Seduxen...
+ Thuốc hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể (thuốc bổ, vitamin)
Ngoài các thuốc Tây y nêu trên, một số chế phẩm Đông y cũng có tác dụng diệt HP như HPMax, sản phẩm đông y “Khang vị hoàng”. Bạn không được tự phối hợp thuốc mà phải đi khám bác sĩ và sủ dụng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị. Chúc bạn sức khỏe !