THẮC MẮC

Em năm nay 29 tuổi răng khôn bên trái em mọc lệch em bắt đầu có cảm giác khó chịu vùng bên trái

Em năm nay 29 tuổi răng khôn bên trái em mọc lệch em bắt đầu có cảm giác khó chịu vùng bên trái. Tai em thỉnh thoảng lại đau nhói, lâu lâu ù tai khi nhai có lúc cảm giác xạo xạo trong tai em đi khám nhiều lần có chỗ bảo em viêm ống tai có chỗ kêu tắc vòi nhĩ lúc khám ở bv tai mũi họng có tả nhưng không nghe nhắc tới chỉ kêu viêm xoang sàn cho thuốc uống bệnh kia thì đỡ nhưng vùng tai hàm vẫn cứ thấy khó chịu nặng nặng gần 2 năm rồi. Em có 1 cục hạch ở sau gáy gần tai bên phải Mấy hôm gần đây em bị đâu đầu nhói nhói cảm giác đau từ chỗ hạch đó lên đỉnh đầu khi sờ vào da đầu nhấn nhấn có chỗ hơi đau đau sau đó bớt đâu đầu giờ em lại ể oải người sốt nhẹ cục hạch sau gáy thấy lớn lên nhấn vào thấy đau ít từ chỗ hạch đi lên xíu nó sưng hay hạch j mà đụng vào đau nhìu cứng. Tai bên trái ngoài tai ngay chính giữa có chỗ nhô lên nhấn vào cũng thâý có cục đau nhiều. Lúc nào cũng có cảm giác khó chị nặng vùng tai hàm bên trái. Mấy lần đi khám em được chuẩn đoán viêm xoang. Bác sĩ cho hỏi triệu chứng của em vậy có nguy hiểm hok.

Tư vấn

Chào bạn!
Nổi hạch vùng cổ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, có thể chỉ là tình trạng viêm nhiễm vùng mũi xoang nhưng cũng có thể là hạch di căn đến từ khối ung thư nằm ở chỗ khác trong cơ thể. Chính vì vậy hạch nổi vùng cổ thường được chia làm hai nhóm, một từ các bệnh lành tính, hai là từ các bệnh ác tính.
Hạch cổ nổi được cho là lành tính nếu nguyên nhân đến từ các bệnh viêm thông thường của đường hô hấp trên như viêm loét amiđan, viêm họng, viêm tấy nướu (lợi) răng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt... hoặc viêm đặc hiệu do lao, giang mai.
Hạch cổ nổi cũng có thể là ung thư hạch hoặc là hạch di căn của các khối ung thư từ các tổ chức kế cận như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi... nhưng cũng có thể của các khối u nguyên phát từ xa như dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn...
Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có). Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa..., thậm chí phải rạch một chút da cổ nơi hạch nổi để lấy một ít mô của hạch đem thử, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu bác sĩ thấy cần thiết) để xem đó là bệnh gì? Sự xác định có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này.
Trường hợp nổi hạch của bạn nhiều khả năng chỉ là hạch viêm thông thường phản ứng với các ổ viêm gần đó. Bạn nên đến khám tại chuyên khoa Tai – Mũi - Họng của các bệnh viện trung ương uy tín, tốt nhất là đến bệnh viện Tai mũi họng trung ương để các bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!