THẮC MẮC

Hay ngáp ngủ nhiều cách 5,6 giây lại ngáp tiếp có sao không?

Chào bác sĩ. Dạo này tôi hay ngáp ngủ nhiều cách 5,6 giây lại ngáp tiếp, còn có cảm giác đói bụng mà miệng không muốn ăn. Về việc kinh nguyệt không đồng đều, có lúc đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng, tháng không có kinh nguyệt nữa. Tôi muốn hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì và có sao không ạ?

Tư vấn

Chào bạn!
Những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể gặp:
1. Căng thẳng
Thường phải mất một thời gian kéo dài thì căng thẳng mới có thể ảnh hưởng đến chu kì của bạn. Có một lời giải thích nữa rất thuyết phục về hiện tượng này: khi bạn đang tập trung vào sự tồn tại của một mối đe dọa từ môi trường xung quanh, não và cơ thể của bạn tắt các kích thích tố cần thiết để làm cho cơ thể của bạn rụng trứng, giúp ngăn chặn sự sinh nở trong một môi trường không an toàn
2. Tập thể dục quá mức
Tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần xem xét lại nếu bạn vận động mạnh nhiều giờ liền trong 1 ngày khi bạn không phải một vận động viên chuyên nghiệp.
Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để kích thích quá trình rụng trứng. Vì vậy nếu bạn đốt kiệt chất béo trong một thời gian ngắn khiến cơ thể không kịp thích nghi, cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng.
3. Thức uống có cồn
Một vài đêm quá chén có thể để lại tác hại suốt nhiều ngày sau đó, nhất là với chu kì kinh nguyệt. Rượu có thể tạm thời làm thay đổi nồng độ hóc môn estrogen và testosterone, có thể gây gián đoạn những biến động nội tiết tố bình thường cần thiết cho sự rụng trứng. Kết quả là, chu kỳ của bạn có thể trở nên không đều hoặc thậm chí biến mất hẳn một vài tháng.
4. Tăng cân đột ngột
Việc tăng cân quá nhanh, chẳng hạn bạn tăng hơn 20 kg trong vòng vài tháng khiến cơ thể có những thay đổi bất ngờ. Với việc gia tăng trọng lượng, buồng trứng sẽ sản xuất thêm testosterone gây ức chế rụng trứng. Bởi vậy, đừng ngạc nhiên nếu đèn đỏ trễ hẹn nhé.
5. Nhiễm trùng
Sự nhiễm trùng không hề gây ảnh hưởng nào cho bạn về mặt nội tiết tố. Tuy nhiên, một vài bệnh nhiễm trùng gây chảy máu bên trong và bạn cứ nghĩ rằng mình bị rối loạn về chu kì kinh nguyệt.
Nếu cảm thấy chảy máu thường xuyên, không nằm trong chu kì và không chấm dứt hoặc thật sự nhiều sau 2 ngày, hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé. Các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín sẽ thường đi kèm các dấu hiệu khó chịu, ngứa, mẩn đỏ hoặc nóng sốt nữa.
6. Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm và các thuốc an thần nói chung có thể phá vỡ chu kỳ thông thường của bạn, làm chúng thường xuyên hơn hoặc đôi khi biến mất. Một số loại thuốc chống trầm cảm tác dụng lên hormone tuyến yên, gọi là prolactin. Chính hóc môn này tác động lên cơ thể để điều chỉnh các chu kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thử dùng một loại thuốc khác phù hợp hơn.
7. Thời gian làm việc không ổn định
Lời giải cho những con số nêu trên là vì công việc ảnh hưởng trực tiếp tới đồng hồ sinh học của bạn, thứ quyết định các chu kì trong cơ thể bao gồm cả rung trứng. Nếu bạn sinh hoạt với một lịch trình bất ổn, đồng hồ sinh học cũng không thể duy trì một chu kì kinh nguyệt ổn định được.
8. Hút thuốc
Nếu bạn không hút thuốc, thì hãy bỏ qua cảnh báo này. Nhưng nếu bạn đang hút hoặc nghĩ đến việc đó, thì bạn cần biết rằng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi và răng của bạn. Theo các nhà nghiên cứu, thuốc có thể làm thay đổi mức độ estrogen, progesterone, testosterone và hóc môn khác. Phụ nữ hút thuốc cũng có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và không thường xuyên hơn so với hút thuốc.
9. Hội chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là một sự mất cân bằng nội tiết tố trong đó buồng trứng sản xuất testosterone quá nhiều gây ngăn chặn sự rụng trứng. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp y học để điều trị đa nang buồng trứng hiệu quả.
Vì vậy để an tâm bạn nên sớm đi khám để xác định đúng nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và can thiệp kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!