THẮC MẮC

Hơi thở khó chịu do viêm hang vị

Chào Bác sĩ! Cháu muốn hỏi cháu bị dạ dày (viêm hạng vị), đã gần một năm nay, và nó làm hơi thở rất khó chịu. Vậy phải làm thế nào để khắc phục ạ? Có thuốc xịt thơm miệng không ạ?

Tư vấn

Chào bạn!
Thở hôi là bệnh thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng... và các yếu tố khác cụ thể là:
Miệng:
Trong khoảng 90% trường hợp hôi miệng có cội nguồn mùi phát sinh từ trong miệng mình. Chính vì vậy thuật ngữ hôi miệng được gọi tên trực tiếp liên quan đến miệng mà không phải là các bộ phận khác như lưỡi, họng, dạ dày, nướu…. Miệng người có trung bình khoảng hơn 600 loại vi khuẩn được tìm thấy. Các mùi được sản sinh chủ yếu là do sự phân hủy của protein thành các axit amin, các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi đã được chứng minh là có liên quan thống kê với mức malodor miệng. Các bộ phận khác của miệng cũng có thể góp vào việc tạo mùi một cách tổng thể, nhưng không phải là phổ biến ví dụ như mặt sau của lưỡi, hốc liên nha khoa và phụ nướu, các lỗ sâu răng, áp xe và răng giả không sạch sẽ, những tổn thương dựa trên miệng do nhiễm virus như Herpes simplex và HPV cũng có thể tạo ra hơi thở hôi.
Cường độ của hơi thở hôi có thể khác nhau trong ngày, do ăn các loại thực phẩm nhất định (ví dụ như tỏi, hành tây, thịt, cá, và pho mát) và đặc biệt là việc hút thuốc lá và uống rượu, bia. Ngoài ra việc miệng không tiếp xúc với oxy như không hoạt động vào ban đêm (khi ngủ thì người ta thường ngậm miệng) do đó mùi thường bốc lên khi sáng sớm tỉnh dậy có thể là thoáng qua, thường biến mất sau khi ăn, uống, đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc rửa bằng nước súc miệng chuyên dụng.
Các bộ phận khác:
- Lưỡi: Lưỡi cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu. Bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại thường tập trung sinh sản, gây nên chứng hôi miệng. Nhất là những lưỡi có những dãi màu trắng che phủ. nếu thấy lưỡi phủ một lớp trắng dầy của bựa thức ăn. Nó chiếm đến 80 đến 90% những nguyên nhân gây ra mồm thối.
- Nướu: Khe nướu là những rãnh nhỏ giữa răng và nướu. Trong trường hợp bị tổn thương ở nướu cũng có thể gây ra sâu răng và tạo mùi hôi.
- Kẽ răng: Kẽ răng do răng sưa hoặc bị sứt, tổn thương dẫn đến thực phẩm bị đẩy xuống giữa hai hàm răng, mảnh vụn thức ăn bị giữ lại, trải qua sự thối rữa vi khuẩn chậm và phát ra mùi hôi.
- Mũi: Nguồn gốc lớn thứ hai của hơi thở hôi là mũi. Trong điều này xảy ra, không khí thoát khỏi lỗ mũi có mùi hăng khác với mùi hôi miệng. Mùi mũi có thể là do nhiễm trùng xoang hoặc các tổ chức nước ngoài khoang mũi [9].
- Amidan: Nói chung, sự thối rữa từ amidan được coi là một nguyên nhân nhỏ của hơi thở hôi, góp phần vào một số 3-5% trường hợp.
- Thực quản: Cơ vòng thực quản dưới là van giữa dạ dày và thực quản
- Dạ dày: Dạ dày được coi là nguyên nhân khá phổ biến của bệnh hôi miệng (trừ ợ hơi).
Như vậy, bạn bị viêm hang vị là viêm một phần của dạ dày cũng có thể dẫn tới hơi thở hôi, cho nên để giải quyết triệt để bạn cần phải điều trị khỏi bệnh viêm dạ dày của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần khám để xác định xem hơi thở kó chịu này có phải do những bệnh khác như đã nói ở trên hay không để điều trị triệt để.
Việc sử dụng thuốc xịt thơm miệng hoàn toàn có thể sử dụng để khắc phục tình trạng của bạn, nhưng quan trọng hơn là bạn cần chú ý các biện pháp dưới đây để phòng ngừa hôi miệng:
1. Vệ sinh răng miệng: Giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày và định kỳ chăm sóc răng miệng là một trong những biện pháp hữu hiệu đề phòng ngừa sâu răng và hôi miệng.
Làm sạch miệng hàng ngày: Cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để không bị sâu răng, viêm nướu… do các bệnh này là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Thực hiện việc chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày nhằm loại bỏ các mảng bám cùng vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu. Khám 2 lần/năm để được kiểm tra và làm sạch răng đúng cách. Có thể uống và súc miệng bằng dầu dừa hoặc dầu mè.
• Cạo lưỡi: Dùng bàn chải lông mềm để chà nhẹ lưỡi từ sau ra trước 1 lần/ngày. Nên mua một dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn. Tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn cách làm sạch lưỡi phù hợp nhất.
• Lấy cao răng và súc miệng thường xuyên: Cao răng là mảng bám thức ăn thừa tích tụ lâu ngày ở răng, thường xuyên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa mắc vào kẽ răng và súc miệng bằng nước súc miệng có thành phần menthol.
• Giữ cho nước bọt luôn tiết ra đầy đủ bằng thói quen súc miệng khan. Nước bọt chứa các enzyme quan trọng giúp diệt vi khuẩn có hại, vì thế miệng khô sẽ góp phần khiến hơi thở có mùi. Nên kích thích các tuyến nước bọt và giữ cho miệng đủ ẩm ướt.
2. Chế độ ăn uống:
Ăn táo giúp chống hôi miệng
Khi bị hôi miệng cần điều chỉnh chế độ ăn, theo đó chế độ ăn với lượng tinh bột thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Đặc điểm của chế độ ăn này là do thiếu một lượng tinh bột cần thiết nên cơ thể đốt cháy lượng chất béo dự trữ để sử dụng. Khi chất béo được đốt cháy, các hóa chất mang tên ketone (xeton) tích tụ trong cơ thể được phóng thích ra ngoài qua hơi thở và khiến hơi thở có mùi. Quá trình trao đổi chất này liên quan đến dạ dày chứ không phải miệng, nên có thể thay đổi chế độ ăn uống mới giúp giảm hôi miệng.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá, thuốc lào.
Một số thực phẩm có tác dụng chống hôi miệng do đó có lời khuyên cho rằng sau bữa ăn, uống một tách trà, trà xanh hay trà đen, loại trà này chứa chất chống ô xy hóa giúp ngăn các vi khuẩn sinh sôi, polyphenol, thành phần hóa chất được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, ăn sữa chua chứa lợi khuẩnprobiotic (gần 200 ml/ngày) cũng giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây mùi hôi ở miệng. Nên uống nhiều nước vì vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi ở miệng khô Uống nhiều nước giúp tống khứ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng, giúp kích thích tạo nước bọt, vốn có tác dụng như chất tẩy rửa.
Mùi tây và húng quế là những loại rau chứa nhiều polyphenol, có tác dụng như chất chống ô xy hóa, giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi. Ăn táo cũng có thể giảm bớt mùi hôi do ăn tỏi, các polyphenol có nhiều trong táo cũng giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh gây hôi, giúp giữ sạch răng miệng.
Hạn chế dùng đường: Kẹo bạc hà và kẹo cao su có thể giúp bạn thay đổi mùi hơi thở và không nên dùng các loại kẹo ngọt vì vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu, đồng thời việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống cũng giúp khử mùi.
Thân chào bạn! Chúc bạn vui khỏe!