THẮC MẮC

Hỏi về thuốc

Con em 10 tuổi bị bón có uống thuốc Duphalac 6 tháng đi tiêu được vài tháng, nay 4 ngày mới đi được, có người bạn cho hộp thuốc Stool softener uống có được không bác sĩ, ngày uống mấy viên, uống lúc nào, bao nhiêu ngày, xin Bác sĩ tư vấn giúp.

Tư vấn

Chào bạn!
Có một số nguyên nhân thường gây táo bón ở trẻ em gồm:
- Chế độ ăn uống có tác động rất lớn đến tình trạng táo bón, nó quyết định tới kích thước và độ cứng mềm của phân, nếu như uống ít nước và nghèo chất xơ có thể làm cho phân cứng hơn và khó đào thải ra ngoài hơn.
- Lười vận động: Việc ít vận động cũng tác động không nhỏ đến tình trạng táo bón, những trẻ thường xuyên chạy nhảy, tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn và giúp đi đại dễ dàng.. Còn đối với trẻ ít vận động chỉ ngồi một chổ xem, tivi, chơi game thì hệ tiêu hóa sẽ kém đi và rất dễ bị táo bón.
- Tâm lý: Trẻ em coi việc đi đại tiện là thứ gì đó bẩn thỉu, do đó khiến cho nhiều trẻ có tâm lý sợ bẩn và sợ thối nên không dám đi đại tiện. Ngoài ra khi trẻ ở trường mẫu giáo thường muốn đi đại tiện phải xin phép cô giáp hoặc bị các bạn bè chê cười, do đó trẻ nhịn đi đại tiện và để lâu ngày dẫn đến chứng táo bón..
- Do dùng thuốc: Có nhiều loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ không tốt cho dạ dày tiêu hóa hoặc làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó dẫn đến chứng táo bón…Ngoài ra còn có thuốc ho, thuốc giảm sốt, thuốc trị tiêu chảy. khi dùng nhiều cũng gây nên chứng táo bón..
- Do tổn thương đường tiêu hóa: Thường là bị các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng hay bị hẹp ruột, hẹp hậu môn khiến cho cho trẻ bị táo bón từ rất sơm. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
Những lời khuyên hữu ích khi trẻ bị táo bón:
- Nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giời, tốt nhất là nên cho trẻ đi đại tiện vào buổi sáng và sau khi đi đại tiện nhớ vệ sinh hậu môn cho trẻ cho sạch sẽ..
- Tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh và nên uống nhiều nước mỗi ngày, Điều này giúp đảm bảo lượng chất xơ và lượng nước cần thiết cho cơ thể, có công dụng giúp cho phân mềm hơn từ đó dễ dàng đào thải ra bên ngoài
- Nên cho trẻ ra ngoài trời chạy nhảy hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn..
- Khi trẻ bị bệnh phải dùng thuốc uống thì nhớ cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng cho phép và không nên lạm dụng. Tốt nhất là nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn hơn.
- Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, không nên uống nước ngọt, cà phê… Vì đây là những thực phẩm vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Ngoài ra bạn nên cho con đi khám chuyên khoa tiêu hóa để loại trừ một số bệnh lý thực thể đường tiêu hóa gây táo bón để xử trí.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!