THẮC MẮC

Khó ngủ điều trị thế nào?

Chào Bác sĩ! Cháu năm 22 tuổi là nữ. Do công việc nên thời gian ngủ của cháu bị đẩy lui lại khoảng 24h - 6h30 buổi trưa là 12h30 - 1h30. Trc đây cháu rất dễ ngủ là ngủ ngon nhưng gần đây giấc đêm cháu ngủ sâu nhưng không ngon. Ngủ sâu đến mức mọi thứ sung quanh không hề biết gì kiểu ngủ dậy mệt mỏi uể oải cảm giác như không ngủ những giấc mơ thì dậy không thể nhớ nổi. Còn giấc trưa thì khó ngủ và ngủ trong trạng thái giả có nghĩa là tưởng như ngủ nhưng mọi vật bên cạnh đểu biết cảm giác như vẫn thức. Ban ngày cũng hay buồn ngủ và bị ngủ gật nữa. Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu xem cháu đang gặp vấn đề gì không ạ. Cháu cảm ơn Bác sĩ!

Tư vấn

Chào bạn!
Ngủ mơ là một hiện tượng rất bình thường và xảy ra khá phổ biến với mọi người. Tuy nhiên ngủ mơ nhiều, thậm chí ngày nào cũng ngủ mơ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần, công việc, học tập thì là điều đáng phải quan tâm.
Nguyên nhân gây hiện tượng ngủ mơ bao gồm:
- Do tâm lý: stress, trầm cảm, sau trấn thương, nghiện rượu…
- Do rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt..
- Tuy nhiên, ở một số trường hợp là triệu chứng của bệnh như: rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt...
Khi nào thì ngủ mơ do bệnh lý:
- Ngủ quá mức, ngủ mê mệt.
- Một số trường hợp gây đái dầm, vung tay vung chân, mộng du, nói mơ...
Để hạn chế ngủ mơ, Người bệnh ngủ mơ cần:
- Tránh những căng thẳng về thể lực, tâm lý trước khi đi ngủ.
- Đảm bảo chế độ ăn điều độ, luyện tập thể thao thường xuyên.
- Không lạm dụng những chất kích thích: rượu, chè, cà phê, thuốc ngủ.
- Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ.
- Tư thế ngủ không nên để tay lên ngực, nhất là phần tim bởi vì tư thế ngủ sẽ làm tim bị chèn ép, khi đó, tim sẽ co bóp chậm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não.
- Không nên ngủ quá nhiều (chỉ nên ngủ từ 7h đến 8h/1 ngày).
Chúc bạn sức khỏe!