THẮC MẮC

Lấy người viêm gan B có cần tiêm phòng không?

Cháu chào bác sĩ ạ! Cháu quen anh ấy bị mắc bệnh viêm gan B. Mà cháu hồi bé đã bị rồi nhưng đã được chữa khỏi. Cháu có đi hiến máu mấy lần đều không vấn đề gì! Vậy giờ cháu muốn hỏi bác sĩ là nếu bọn cháu định đến với nhau thì cháu có cần phải tiêm phòng không ạ? Và như trường hợp của cháu có tiêm phòng được không ạ? Cháu rất mong câu trả lời của bác sĩ! Cháu cám ơn bác nhiều ạ!

Tư vấn

Chào bạn!
Viêm gan virus B là một bệnh có khả năng lây truyền rất cao qua nhiều con đường như đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con.
Đối với việc chỉ định tiêm phòng viêm gan B có 4 trường hợp:
Trường hợp 1: 5-17% Phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính, và 10-16 % nhiễm virus viêm gan B dạng nguy cơ cao. Mẹ mang virus thì có 70-90% trẻ em bị lây từ mẹ. Vì vậy trẻ sơ sinh , trẻ nhỏ là đối tượng cần phải tiêm chủng vaccin viêm gan B càng sớm càng tốt.
Trường hợp 2: Người đã bị nhiễm virus VGB ở dạng mạn tính. Bản thân người đó đã có khả năng tự miễn dịch” nên không cần thiết phải tiêm vaccin. Tuy nhiên cũng có thể tiêm một mũi nhắc lại để tăng cường khả năng miễn dịch với virut viêm gan B
Trường hợp 3: Người chưa từng bị nhiễm virus viêm gan B, hoặc có thể bị rồi nhưng chưa tạo được miễn dịch tự nhiên dễ nhạy cảm với virus viêm gan B. Với trường hợp này cần tiêm phòng vaccin để chủ động tạo ra sự miễm dịch với virus viêm gan B
Trường hợp 4: Người đã từng bị nhiễm virus VGB cấp tính nhưng đã được chữa khỏi. Với trường hợp này bệnh nhân đã có thể được miễn dịch suốt đời nên không cần tiêm vaccin viêm gan B nữa
Bạn hồi nhỏ đã bị viêm gan B nhưng đã được điều trị khỏi thuộc trường hợp thứ 4 đã có miễn dịch suốt đời và không cần tiêm vaccine viêm gan B nữa.
Chúc hai bạn hạnh phúc!