THẮC MẮC

Nam 25 tuổi bị viêm dạ dày

Chào Bác sĩ! Cháu năm nay 25 tuổi, là nam giới. Cháu bị chuẩn đoán là viêm dạ dày nhưng 1 tháng nay cháu uống thuốc mà vẫn không khỏi và bây giờ xuất hiện dị ứng da. Vậy xin hỏi Bác sĩ uống thuốc nhiều có ảnh hưởng đến dan và tim mạch không? Hoặc có dẫn đến bệnh ung thư không? Xin hỏi cách điều trị căn bệnh này thế nào? Chế độ ăn uống ra sao? Cháu cảm ơn Bác sĩ!

Tư vấn

Chào bạn!
Viêm dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh viêm dạ dày có thể chữa khỏi bằng thuốc, tuy nhiên một số trường hợp có thể điều trị kéo dài trên 1 tháng, hoặc có thể tái phát sau điều trị. Thuốc điều trị dạ dày có thể gây dị ứng ngoài da nhưng thường xuất hiện sớm, cho nên bạn cần xem xét hoặc đi khám Bác sĩ vì có thể bạn bị dị ứng do nguyên nhân khác. Về ảnh hưởng đến tim mạch, với trường hợp của bạn còn trẻ tuổi, nếu không có tiền sử bị bệnh tim mạch thì không có gì lo ngại.
Bệnh viêm dạ dày nếu tiến triển mạn tính kéo dài thì cung x có thể tiến triển dẫn đến ung thư dạ dày, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì nếu có thể phòng tránh bằng kiềm tra định kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ nội soi tiêu hóa.
Điều trị viêm dạ dày hiện nay thường dùng các nhóm thuốc sau:
1. Thuốc giảm tiết acid dịch vị:
Thương dùng nhóm ức chế bơm proton như: omeprazole hoặc rabeprazole hoặc pantoprazole…, uống ngày một lần trước ăn sáng 20- 40mg.
Ngoài ra có thể dùng nhóm thuốc kháng H2 như: cimetidine hoặc ranitidine hoặc famotidine…
2. Thuốc kháng acid dạ dày:
Dùng Gastrofulgyt hoặc Phosphalugel uống ngày 3 gói chia 3 lần khi đói hoặc khi đau bụng.
Hoặc dùng Maalox/ Kremil-S nhai uống 4- 8 viên mỗi ngày, mỗi lần 2 viên khi đói hoặc khi đau bụng.
3. Kháng sinh diệt vi khuẩn Hp: có nhiều loại kháng sinh với phác đồ khác nhau để điều trị vi khuẩn Hp, hiện hay dùng: Amoxilin 0,5 uống 4 viên chia 2 lần/ ngày kết hợp với Clarythromycin 0,5 viên 2 viên chia 2 lần mỗi ngày….
4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: bismuth; sucralfat; prostaglandin E2….
Ngoài ra, chế độ ăn uống nghỉ ngơi cũng rất quan trọng với bạn, cụ thể:
- Tránh thức khuya, ngủ đủ đúng giờ; tránh tress; tránh ăn xong làm việc nặng luôn hoặc ăn no ngay trước khi ngủ…
- Kiêng chất kích thich: rượu bia, thuốc lá…; uống ít nước có ga; ăn ít chất cay nóng….
Chúc bạn mau khỏi bệnh!