THẮC MẮC

Nam 44 tuổi bị viêm gan B

Chào Bác sĩ! Tôi là Phạm Bình An 44 tuổi, nam giới, ở thành phố Hà Nội.Tôi phát hiện ra mình bị nhiễm viêm gan B năm 2010, từ đó đến nay cứ 6 tháng tôi đi xét nghiệm tại bệnh viện một lần. Lần nào kết quả cũng bình thường, chức năng gan các chỉ số khác đều ằm trong giới hạn, siêu âm 2 chiều đen trắng Bác sĩ nói gan chỉ hơi thô-tăng âm. Lần ngày 15/5/2014 tôi đến phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã để siêu âm và xét nghiệm thì kết quả xét nghiệm máu, miễn dịch đều bình thường: GOT: 26, GPT:18, GGT:14, Bilirubin toàn phần:10,2, Bilirubin trực tiếp:3,1. Triglyceride:1,79. HBV-DNA:5.85x10 mũ 4,cách đây 5 tháng là 4.73 x 10 mũ 3. Hbsag:208,99 dương tính, Anti-HBsag:4,39 âm tính, HbeAg<0,01 âm tính, Anti-Hbeag:52,16 dương tính, Anti-Hbc:212,29 dương tính, AFP:2,13.Siêu âm: gan trái:109 mm, gan phải:133 mm, nhu mô gan thô, bờ gan thanh mảnh, tĩnh mạch cửa:12 mm, lách:103 x 56 mm. Phòng khám kết luận tôi bắt đầu có dấu hiệu bị xơ gan phải chữa và uống thuốc ngay. Ngày 20/5/2014 tôi đến bệnh viện 108 xét nghiệm máu thì kết quả cũng như ở 12 Kim Mã, tuy nhiên kết quả siêu âm lại hoàn toàn bình thường, âm gan tăng nhẹ, tôi có đề nghị Bác sĩ làm siêu âm kỹ giúp tôi vì tôi có đem theo kết quả siêu âm của 12 Kim Mã Tôi có một số thắc mắc mà phòng khám giải thích chưa rõ ràng. Nay tôi gửi đến Bác sĩ giải thích giúp: 1. Lần nào xét nghiệm chức năng gan của tôi cũng đều dưới mức cho phép, men gan không hề tăng, Hbeag đều âm tính, Anti-Hbeag đều dương tính tức là virus tạm thời không hoạt động tại sao virus gần đây nhất vẫn nhân lên.Trường hợp của tôi có phải là viêm gan mãn thể hoạt động không. 2. Bác sĩ phòng khám 12 Kim Mã nói Anti-Hbeag dương tính là không tốt, phải âm tính mới là bình thường có đúng trong trường hợp của tôi không? Trong khoảng 10 lần xét nghiệm thì 9 lần dương tính, tôi thấy chỉ duy nhất có 01 lần vào tháng 9/2013 là HBeag dương tính, Anti-HbeAg âm tính, sau đó đến tháng 12/2013 Hbeag chuyển âm tính, Anti-Hbeag dương tính. 3. Tại sao chức năng gan bình thường mà tôi vẫn bị tổn thương gan, dẫn đến xơ gan.( phòng khám Kim Mã nói) nhưng ở Viện 108 thì Bác sĩ nói gan bình thường tại sao lại như vậy 4. Siêu âm hai chiều có phải không phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan, tôi siêu âm ở bệnh viện 108 Bác sĩ nói gan bình thường.Tôi rất lo lắng không biết như thế nào. 5 Kích thước lá gan bao nhiêu mm là bình thường, có phải tôi bị to gan không 6. Sức khỏe của tôi hiện nay vẫn rất tốt, ăn ngủ tốt, thể thao được, Tuy nhiên tôi có cảm giác sức khỏe tình dục có phần suy giảm hơn so với trước, có phải do bệnh viêm gan 7. Các chỉ sô trong 5 hạng mục viêm gan nói lên điều gì? Hbsag:208,99 dương tính, Anti-HBsag:4,39 âm tính, HbeAg<0,01 âm tính, Anti-Hbeag:52,16 dương tính, Anti-Hbc:212,29 dương tính, Tôi xin cảm ơn Bác sĩ.

Tư vấn

Bạn thân mến!
Trước tiên để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta phải hiểu thế nào gọi là viêm gan B mạn tính.
Viêm gan B mạn tính được xác định khi HBsAg tồn tại kéo dài trên 6 tháng. Nhiễm viêm gan B mạn là biểu hiện sự thất bại của hệ thống miễn dịch trong việc đào thải HBV ra khỏi cơ thể. Sự thất bại này phụ thuộc vào thởi điểm nhiễm HBV và cách thức lây nhiễm. 90 – 95% số người nhiễm HBV trong giai đoạn chu sinh cho đến 1 tuối sẽ trở thành người mang vi rút mạn tính.
Viêm gan B mạn tính chia thành 2 dạng: HbeAg (+) , HbeAg(-).
HBeAg (+) được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của HBV và liên quan đến sự lây nhiễm của HBV.
Nhưng gần đây, việc nghiên cứu cấu trúc bộ gen của HBV đã góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh viêm gan vi rút B. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các vi rút viêm gan B đột biến có thể tác động đến diễn tiến của bệnh, làm khó khăn trong việc điều trị và phòng bệnh .Trong số các đột biến của HBV thì đột biến HBeAg âm tính (đột biến tiền nhân - precore) là đột biến thường gặp nhất. Vì vậy ở các bệnh nhân này mặc dù HBV đang hoạt động và nhân lên nhưng xét nghiệm HBeAg âm tính và anti - HBe (+)
Những bệnh nhân viêm gan B mạn có HBe(-) tổn thương gan mức độ nhẹ đến vừa nồng độ HBV – DNA ≥ 10 mũ 4 copies/ml thường là những bệnh nhân nhiễm chủng HBV đột biến precore.. Nhóm bệnh nhân HBe(-) thường có mức HBV-DNA thấp hơn so với nhóm HBe(+) nhưng biến chứng xơ gan, ung thư tế bào gan lại có tần xuất cao hơn.
Viêm gan B mạn thời kỳ hoạt động đồng nghĩa với viêm gan mạn tiến triển. Biểu hiện lâm sàng có thể như một viêm gan cấp nhưng cũng có nhiều trường hợp cũng rất nghèo nàn. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như mệt mỏi, kém ăn, ngủ kém, gầy sút cân, nôn, buồn nôn, đau tức hạ sườn phải, suy giảm hoạt động tình dục ở người trưởng thành, tiểu vàng, da vàng, gan to, chắc, có thể thấy có những biểu hiện ngoài gan như đau mỏi khớp, xuất huyết da do viêm quanh mạch, protein niệu do lắng đọng phức hợp miễn dịch gây viêm cầu thận, viêm nút quanh động mạch
Trả lời câu hỏi của bạn: Qua mô tả của bạn có thể tóm tắt lại như sau tại thời điểm 15/05: Bạn 40 Tuổi, tiền sử đã phát hiện viêm gan B nên có thể chẩn đoán: viêm gan B mạn HBsAg (+), HBeAg (-), anti HBeAg (+), HBV DNA : 5,85 x 10 mũ 4 , men gan GOT/ GPT: 26/18 ( bình thường).
Rất tiếc bạn không cung cấp cho chúng tôi kết quả đánh giá xơ gan như: tiểu cầu, INR, Fibroscan ( siêu âm đánh giá mức độ xơ gan)…
Trong trường hợp này bạn là viêm gan B mạn thể HBeAg (-), Tải lượng virus lớn hơn 10 mũ 4 copies/ ml, men gan bình thường. Bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để làm thêm các xét nghiệm chuyên khoa như siêu âm Fibroscan để đánh giá mức độ xơ gan hoặc sinh thiết gan nếu có chỉ định của Bác sĩ, xét nghiệm máu đánh giá mức độ xơ gan. Căn cứ vào đó Bác sĩ có thể quyết định điều trị hay theo dõi định kỳ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.