THẮC MẮC

Nghiến răng khi đi ngủ có phải là bệnh?

Người nh&agrave t&ocirci thường xuy&ecircn nghiến răng khi đi ngủ. Đ&acircy liệu c&oacute phải l&agrave bệnh,hay l&agrave th&oacutei quen? L&agravem thế n&agraveo để chấm dứt t&igravenh trạng n&agravey? Ch&acircn th&agravenh c&aacutem ơn!

Tư vấn

Chào bạn!
Nghiến răng là hiện tượng ngậm chặt hai hàm răng và nghiến qua nghiến lại hai bên một cách quá mức tạo ra tiếng kêu, thường diễn ra khi ngủ (không có ý thức).
Nghiến răng thường xảy ra ở trẻ em tuổi răng sữa nhiều hơn người lớn. Nghiến răng không phải là bệnh, có những người nghiến răng rất nhiều trong thời điểm này nhưng lại không nghiến răng vào những thời điểm khác. Nguyên nhân gây nghiến răng không rõ ràng, có thể do liên kết bất thường của khớp cắn sai lệch, yếu tố tâm lý (ban đêm, khi ngủ, lo âu, căng thẳng, stress có thể gây áp lực đối với răng), thay đổi xảy ra trong chu kỳ giấc ngủ, tăng trưởng và phát triển của xương hàm và răng. Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể làm răng bị mất men gây ê buốt răng, rối loạn khớp thái dương hàm (khó chịu hoặc đau ở khớp thái dương hàm, há miệng khó, có tiếng kêu lục cục khi nhai hoặc há miệng…).
Bạn nên khuyên người nhà đến gặp nha sĩ để tìm nguyên nhân. Hiện nay chưa có một phương pháp nào điều trị triệt để, song có một số biện pháp làm giảm hay ngăn ngừa tật nghiến răng như: đeo máng nhai (có tác dụng ngăn chặn mòn men răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương hàm…). Ngoài ra, người bệnh có thể thay đổi lối sống, tập yoga… để giảm stress.