Nội tiết - chuyển hóa
Chào bạn!
Qua những thông tin bạn cung cấp chưa đủ cơ sở để chẩn đoán xem bạn mắc bệnh gì!
Bạn cần cung cấp thêm những thông tin: tuổi, giới.
Bạn cần phân biệt rõ nhức xương hay nhức các khớp, ở đây có lẽ ý bạn là nhức khớp.
Ngoài nhức các khớp ngón tay, ngón chân bạn có các biểu hiện bất thường khác không, khớp nhức có hạn chế vận động không, cứng khớp vào buổi sáng hay không, ngoài khớp ngón tay và ngón chân có khớp nào đau, nhức nữa không, khi nhức khớp bạn uống thuốc gì và có đỡ không.
Các triệu chứng bạn kể trên có thể gặp trong những bệnh và hội chứng sau:
Bệnh gout, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp. Sau đây là bảng so sánh giữa 3 bệnh để bạn có thể tham khảo:
Bệnh
Gout
Thoái hóa khớp
Viêm khớp
Đối tượng
Thường gặp ở nam giới (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp vào tuổi 35-45.
Nữ giới sau tuổi mãn kinh (5%).
Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65, 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh.
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới.
Thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (70-80%),
Trên 30 tuổi gặp nhiều (60-70%).
Nguyên nhân
Tăng acid uric trong máu do rối loạn chuyển hóa acid uric
Hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương.
Có thể do một loại virus, vi khuẩn... hoặc chưa rõ nguyên nhân.
Triệu chứng
Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau dữ dội ngày càng tăng.
Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường.
Đợt viêm kéo dài khoảng vài ngày sau đó hết viêm, khoảng 3-6 tháng sau tái phát lại.
Cứng khớp do thoái hóa khớp chỉ kéo dài một thời gian ngắn (ít khi quá 15 phút).
Không sưng, nóng, đỏ đau.
Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Hạn chế vận động.
Thường gặp: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng, các ngón tay…
Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
Sưng khớp có tính chất đối xứng hai bên.
Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay (cổ tay, bàn ngón và ngón gần), phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷ chân.
Chẩn đoán
Xét nghiệm chỉ số acid uric.
Chụp X-quang.
Chụp X-quang.
Điều trị
Kiểm soát chế độ ăn.
Điều trị giảm acid uric trong máu.
Thuốc giảm đau colchicine, thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
Giảm đau.
Điều trị phục hồi chức năng.
Điều hòa miễn dịch.
Chống viêm.
Giảm đau.
Vật lý trị liệu.
Chế độ ăn
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều protein.
Ăn thức ăn giàu đạm, hạn chế mỡ. Bổ sung vitamin.
Ăn đủ thức ăn giàu đạm.
Hầu hết các bệnh về khớp chỉ điều trị triệu chứng, hạn chế các đợt tiến triển, tái phát, hạn chế các biến chứng gây ra do đó bệnh của bạn nhiều khả năng không chữa được khỏi hoàn toàn.
Các bệnh về khớp thường được chỉ định các thuốc giảm đau, chống viêm: các thuốc này thường ảnh hưởng nhiều đến dạ dày và một số ảnh hướng đến nội tiết đặc biệt là các thuốc dạng corticoid vì vậy lời khuyên đối với bạn là không nên tự điều trị mà nhất định phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc và các tác dụng không mong muốn của thuốc. Khi điều trị có bất cứ tác dụng không mong muốn nào của thuốc nên dừng thuốc và thông báo với bác sĩ điều trị ngay.
Chúc sức khỏe!